Chào mừng ngày 20/10: Phụ nữ Việt Nam - Người viết tiếp trang sử vàng đất nước

Giao lưu văn nghệ chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Ảnh Ninh Hải        Là học trò xuất sắc của Mác –Ăngghen-Lênin, Hồ Chí Minh đã thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, yêu thương quý trọng người lao động đề cao giá trị nhân phẩm người phụ nữ. Hồ Chí Minh đã bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước; đồng thời, Người cũng muốn tìm hiểu xem ở các nước tư bản chủ nghĩa đế quốc đối xử với người dân của họ như thế nào, trong đó có phụ nữ.
Chào mừng ngày 20/10: Phụ nữ Việt Nam - Người viết tiếp trang sử vàng đất nước
Trong báo cáo gửi quốc tế, Hồ Chí Minh vạch rõ: Bọn đế quốc, bọn phong kiến ra sức duy trì tình trạng không bình đẳng giữa nam và nữ để cũng cố quyền lực của chúng và làm giàu trên xương máu của chị em, theo niên biểu thống kê Đông Dương năm 1939-1940, tiền lương phụ nữ chỉ bàng 2/3 tiền lương nam giới.
Năm 1940 Người lại viết: Dưới chế độ phong kiến thực dân, tư tưởng trọng nam khinh nữ được biện bạch là hợp lý, là không thể thay đổi được. Những phong tục tập quán lạc hậu cổ hủ, đạo đức phong kiến, tam tòng tứ đức được khuyến khích để duy trì, trói buộc, đày đọa người phụ nữ, chà đạp lên tình cảm chị em. Vì vậy người phụ nữ không những bị hành hạ, thiếu thốn về vật chất, ốm đau về bệnh tật mà còn rất đau khổ về mặt tinh thần, tình cảnh lẽ mọn, làm thiếp tôi đòi, ngay chính trong gia đình mình, chúng còn lấy tôn giáo thần quyền, mê tín dị đoan hòng đầu độc tinh thần người phụ nữ, làm chị em cam phận tôi đòi.
Hồ Chí Minh thấu hiểu cảnh sống cùng cực của người phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến, Người chia sẻ cùng chị em và đưa ra những tư tưởng để giác ngộ, giáo dục hướng dẫn họ tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng của đất nước, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và tự giải phóng chính mình. Nghiên cứu thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga, Người đưa ra kết luận: “Cách mệnh  Nga thành công mau như thế, đứng vững như thế cũng vì đàn bà, con gái hết sức giúp vào...Việt Nam cách mệnh cũng phải cũng phải có nữ giới tham gia vào mới thành công”
Dưới sự động viên của Hồ Chủ tịch, của Đảng, phong trào hoạt động của phụ nữ phát triển mạnh trong các tổ chức của Đảng, nhiều chị em là đảng viên ưu tú, những cán bộ nòng cốt của phong trào phụ nữ Việt Nam. Theo người: Chúng ta làm cách mệnh để giành lấy tự do, dân chủ, bình đẳng, trai gái ngang quyền nhau, không để phụ nữ bị áp bức, bị coi thường là mục tiêu của cách mạng Việt nam. Và ngay trong lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng (3-2-1930) Người nêu rõ: “Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là “Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ…” thực hiện nam, nữ bình quyền.”
Luận thuyết đơn giản nhưng chí lý của C.Mác và V.I Lênin là một căn cứ quan trọng để Bác nêu lên quan điểm có tính nguyên lý: “Không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Khi Đảng ta được thành lập và lãnh đạo nhân dân ta giành được chủ quyền cho đất nước, tình cảm và quan điểm của Bác về phụ nữ đã được hiện thực hóa bằng các chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp nhà nước. Tháng 11/2006, Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007; Nghị quyết 11-NQ/T.Ư ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, thể hiện rõ quan điểm của Đảng từng bước xóa bỏ tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ phát triển toàn diện. Nhờ đó, những năm qua, công tác bình đẳng giới ở nước ta đã đạt những thành tựu đáng ghi nhận.  Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã khẳng định việc xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011 - 2020 đã xác định mục tiêu đến năm 2020 cơ bản bảo đảm cơ hội, năng lực tham gia và hưởng lợi một cách bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Hơn bao giờ hết, phụ nữ Việt Nam tiếp tục tỏ rõ năng lực và khẳng định mình. Thời gian qua đại bộ phận cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực, đều có sự tham gia góp mặt của “ phái yếu”. Với hơn 50% dân số là nữ  và 73% lực lượng lao động (tỷ lệ của nam giới là 82%), phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của  đời sống xã hội.  Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo từng bước xóa bỏ khoảng cách giới: số lượng nữ đại biểu Quốc Hội chiếm tỉ lệ cao trong khu vực (nhiệm kỳ XIII đạt 24,4%) đứng thứ 43/143 trên thế giới. Tính đến tháng 2/2013 có 14/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm vai trò chủ chốt, chiếm tỉ lệ 46,6 %. Hơn 90% phụ nữ biết đọc biết viết.
Những con số ấn tượng và sinh động ấy cho ta thấy rằng, với sự thay đổi về cách nghĩ của xã hội  và đặc biệt là sự nổ lực của chính bản thân, vai trò của người phụ nữ thời đại CNH-HĐH đã có nhiều chuyển biến về mọi mặt. Bước vào thời kỳ mới, để khẳng định và phát huy vai trò của mình, phụ nữ Việt Nam có nhiều mặt thuận lợi do sự phát triển kinh tế mang lại, nhưng đồng thời với nó là những thử thách họ cần vượt qua, với tư tưởng đứng đắn của Người, hy vọng rằng thế hệ hôm nay nói chung, phụ nữ nói riêng sẽ vươn lên hơn nữa để khẳng định vị trí vai trò của mình, góp phần vào sự tiến bộ của xã hội, bởi “…trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo tự nhiên của sự giải phóng chung”.
Nguyễn Thu Hương
                                                                                                          Sưu tầm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây