Câu 4: Anh, chị hãy nêu nguyên nhân và biểu hiện chính dẫn đến bị ngạt thở, phương pháp cấp cứu nạn nhân bị ngạt thở?
Trả lời:
1. Nguyên nhân:
Ngạt thở thưởng xảy ra do nhiễm hơi, khí độc cấp như NO2, NH3, CO, CO2... vết thương lồng ngực có tiếng thở phì phò, sập đường hầm, bị dị vật làm tắc đường khí quản, điện giật, chết đuối... Ngạt thở trước rồi dẫn đến ngừng tim. Nếu chậm cấp cứu quá 5 phút sẽ không cứu được nạn nhân.
2. Những biểu hiện ngạt thở:
- Khó thở, thở chậm, thở nông hoặc ngừng thở.
- Môi, mặt tím tái, nằm vật vã, mê man.
3. Phương pháp cấp cứu:
Đặt nạn nhân ra nơi thoáng khí nếu ở trong hầm kín hoặc nơi thiếu oxy.
Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quỳ ngang vai nạn nhân, một tay đặt lên trán ấn nhẹ xuống làm đầu nạn nhân ngửa ra sau gáy.
Mở miệng nạn nhân, đưa ngón tay vào miệng kiểm tra, lấy dị vật nếu có, dùng băng gạc lau sạch rớt dãi, máu, kéo lưỡi nạn nhân ra để khai thông đường khí quản.
Người cấp cứu hít vào hết sức cho ngực phồng lên rồi mở miệng nạn nhân ra, một tay vừa bịt mũi vừa ấn trán xuống, một tay nâng cằm giữ miệng nạn nhân rồi úp miệng mình kín miệng nạn nhân, thổi mạnh cho ngực nạn nhân phồng lên. Sau đó ngửa đầu lên hít vào hết sức lại thổi vào miệng nạn nhân như trên. (mỗi lần thở kéo dài từ 1- 2 giây thổi 2 lần rồi áp tai lên ngực bên trái nạn nhân, nếu chưa nghe thấy tiếng tim đập phải tiếp tục thổi ngạt với tần số 12- 15 lân/phút cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc đồng tử giãn hết mới thôi, có khi cấp cứu hàng giờ liền ).
Tay bịt kín miệng nạn nhân,một tay ấn trán xuống cho đầu ngả về phía sau gáy, hít vào hết sức rồi ngậm miệng vào mũi nạn nhân thổi mạnh để hơi qua lỗ mũi vào phổi tiếp tục thổi ngạt như trên. Trường hợp tim ngừng đập phải kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực. Nếu nạn nhân ngộ độc chất ăn mòn hoặc miệng bị tổn thương nặng...người cấp cứu một.
Chú ý: Trên đường đưa nạn nhân đi cấp cứu vẫn phải thổi ngạt như trên.