1. Nguồn phóng xạ kín:
2. Tác dụng và các ứng dụng của nguồn phóng xạ:
* Trong công nghiệp:
Sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân và liên quan cho phép theo rõi biến động của phóng xạ và tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và biển.
3. Mối nguy hiểm của nguồn phóng xạ:
Nguồn phóng xạ phát bức xạ ion hóa. Đây là loại bức xạ không mầu, không mùi, không vị nhưng có thuộc tính cơ bản là đâm xuyên và ion hóa vật chất, nó là tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho con người.
- Mất cắp;
- Thất lạc;
- Bỏ rơi
- Vô thừa nhận;
- Chuyển giao bất hợp pháp.
- Lưu giữa, sử dụng bất hợp pháp.
Là nguồn phóng xạ mà chất phóng xạ được chế tạo dưới dạng một khối rắn hoặc lớp phóng xạ được bao kín bằng lớp vỏ bọc có cấu trúc đặc biệt bảo đảm cho chất phóng xạ không thoát ra môi trường trong điều kiện bình thường.
(Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ, ban hành kèm theo Quyết định số 115/2007/QĐ-TTg ngày 23/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ)
2. Tác dụng và các ứng dụng của nguồn phóng xạ:
Kỹ thuật bức xạ - hạt nhân đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống – kinh tế - xã hội:
* Trong y tế: Dùng các thiết bị chiếu xạ và xạ trị để chuẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da; tuyến giáp; tìm các khối u bất thường trong não. Chuẩn đoán các chức năng và bệnh lý các cơ quan nội tạng của cơ thể như thận, gan, phổi, hệ tiêu hóa.
Sử dụng các nguồn phóng xạ để khử trùng các vật phẩm y tế, thanh trùng hàng thực phẩm và thuốc đông nam dược thành phẩm. * Trong công nghiệp:
Sử dụng các nguồn phóng xạ và các thiết bị phóng xạ hạt nhân để xây dựng các hệ đo và tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất, như đo mức của các bể đựng phố liệu của nhà máy xi măng, nhà máy giấy; xác định mức chất lỏng trong các hộp bia và nước giải khát; xác định độ ẩm và mật độ giấy; chiếu xạ chế tạo vật liệu cơ nhiệt trong ngành điện – điện tử, công nghiệp sản xuất ô tô; sử dụng máy gia tốc chùm tia điện tử trong xử lý nước thải, khí thải…
* Trong nông nghiệp: Sử dụng bức xạ gamma kết hợp với các tác nhân khác để cải tạo giống cây trồng. Sử dụng đồng vị đánh dấu để nghiên cứu quá trình sinh học. Chiếu xạ một số giống cây (ngô, khoai, lúa; một số loại hoa; dâu tằm,…) để tạo giống có năng suất cao hơn, thích hợp hơn với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Chiếu xạ làm mất khả năng sinh sản của côn trùng…
* Nghiên cứu các quá trình tự nhiên: Sử dụng phóng xạ môi trường kết hợp với kỹ thuật đánh dấu phóng xạ để nghiên cứu diễn biến các qúa trình sa bồi, bồi lấp xói mòn và rò rỉ của các lòng hồ; xác định các nguồn nước ngầm và nghiên cứu đánh giá khả năng nhiễm bẩn các nguồn nước sinh hoạt.
* Nghiên cứu bảo vệ môi trường: Sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân và liên quan cho phép theo rõi biến động của phóng xạ và tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và biển.
3. Mối nguy hiểm của nguồn phóng xạ:
Nguồn phóng xạ phát bức xạ ion hóa. Đây là loại bức xạ không mầu, không mùi, không vị nhưng có thuộc tính cơ bản là đâm xuyên và ion hóa vật chất, nó là tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho con người.
Các hiệu ứng cấp: khi toàn thân nhận một liều chiếu cao trong một thời gian ngắn sẽ làm ảnh hưởng đến hệ mạch máu, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, các ảnh hưởng trên đều có chung một triệu chứng như: buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, sốt, thay đổi về máu và những thay đổi khác. Đối với da, liều chiếu cao của tia X gây ra ban đỏ, rụng tóc, bỏng, hoại tử, loét. Đối với tuyến sinh dục gây vô sinh tạm thời. Đối với mắt, gây hư hại giác mạc.
Các hiệu ứng muộn: bệnh máu trắng, ung thư, ung thư xương, ung thư phổi, đục thủy tinh thể, giảm thọ, rối loạn di truyền,…
4. Nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát (nguồn phóng xạ vô chủ):
Là nguồn phóng xạ thuộc một trong những trường hợp sau đây: - Mất cắp;
- Thất lạc;
- Bỏ rơi
- Vô thừa nhận;
- Chuyển giao bất hợp pháp.
- Lưu giữa, sử dụng bất hợp pháp.
(Theo khoản 1 Điều 2 Quy chế phát hiện, Xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát, ban hành kèm theo Quyết định số 146/2007/QĐ-TTg ngày 04/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ).
5. Tại sao quản lý nguồn phóng xạ:Nguồn phóng xạ có đặc điểm là phạm vi ảnh hưởng của nó rộng lớn về không gian, lâu dài về thời gian và mức độ nguy hiểm cao.
Chính vì vậy, phóng xạ nói chung và nguồn phóng xạ vô chủ nói riêng cần phải được quản lý chặt chẽ, nếu không nó sẽ gây nên mối hiểm họa khó lường tới sức khỏe của con người và môi trường.
6. Biển cảnh báo phóng xạ:
Hai loại biểu tượng dưới đây nhằm cảnh báo cho công chúng về nguy cơ bức xạ ion hóa, các biểu tượng này do cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra.
Theo Website: http://www.varans.gov.vn