Hỏi - đáp về phòng chống nhiễm phóng xạ

Tia phóng xạ có thể gây nên những vấn đề ngắn hạn, như đỏ da, buồn nôn, mệt, sốt, tiêu chảy. Trong vòng vài tuần, có thể xuất hiện hội chứng nhiễm xạ cấp tính (ARS - acute radiation syndrome) với các chứng viêm, xuất huyết (đốm xuất huyết, chảy máu răng, chảy máu mũi), tổn thương da, rụng lông, giảm tế bào máu, rối loạn dạ dày - ruột, có thể dẫn đến tử vong - như trong trường hợp nhiều người Nhật ở Hiroshima và Nagasaki vào lúc kết thúc thế chiến II (1945) và những người lính cứu hỏa sau sự cố hạt nhân ở Chernobyl (1986).
Tia phóng xạ ảnh hưởng đến con người như thế nào?
Tia phóng xạ có thể gây nên những vấn đề ngắn hạn, như đỏ da, buồn nôn, mệt, sốt, tiêu chảy. Trong vòng vài tuần, có thể xuất hiện hội chứng nhiễm xạ cấp tính (ARS - acute radiation syndrome) với các chứng viêm, xuất huyết (đốm xuất huyết, chảy máu răng, chảy máu mũi), tổn thương da, rụng lông, giảm tế bào máu, rối loạn dạ dày - ruột, có thể dẫn đến tử vong - như trong trường hợp nhiều người Nhật ở Hiroshima và Nagasaki vào lúc kết thúc thế chiến II (1945) và những người lính cứu hỏa sau sự cố hạt nhân ở Chernobyl (1986). Các nạn nhân nhiễm xạ sống sót về lâu dài có thể mắc phải ung thư tuyến giáp, ung thư máu và nội tạng, và các khuyết tật di truyền do sự tổn thương vật liệu gen trong các tế bào (đột biến gen) - sau này có thể để lại các dị tật bẩm sinh cho các thế hệ sau như đầu nhỏ, đầu to, kích thước não bất thường, dẫn đến chậm phát triển tâm thần và thể chất, mắt kém hay mù lòa, học kém... Nó cũng có thể góp phần vào những vấn đề tâm lý như hãi sợ ung thư (ngay cả khi chỉ có những tác động thể chất hạn chế).
Ảnh hưởng của các sự cố hạt nhân trong quá khứ là gì?
Một cuộc lược khảo vừa được công bố (2/2011) bởi Ủy ban khoa học của Liên hiệp quốc (UNSC) về tác động của phóng xạ nguyên tử đã xem xét 106 ca ARS kết hợp với vụ Chernobyl. Trong các trường hợp này, 28 người bị chết không lâu sau sự cố và 19 chết trong vòng hai thập niên (bao gồm các ca tử vong từ nguyên nhân khác). Ước tính có trên 6.000 ca ung thư tuyến giáp cũng liên quan đến Chernobyl, trong đó có ít nhất 15 ca bị tử vong. Tuy nhiên, các nhóm khảo sát khác nói rằng ảnh hưởng của sự cố là lớn lao hơn nhiều.
Những biện pháp bảo vệ nào có thể được áp dụng?
Việc di tản và che chắn cho dân chúng giúp hạn chế sự phơi nhiễm với các tia phóng xạ, mà phần lớn có thời gian bán hủy rất ngắn. Người bị phơi nhiễm phải tắm gội kỹ càng và tiêu hủy áo quần bị nhiễm, sau đó đi kiểm tra y tế. Công tác kiểm soát thực phẩm gốc động vật và thực vật cũng như nước và sữa bị phơi nhiễm giúp hạn chế nguy cơ ung thư tuyến giáp và giảm thiểu các vấn đề sức khỏe do phóng xạ.
Thuốc iodur potassium (IK) có thể giúp ích gì?
Các viên IK thường được xem là một phương thuốc dự phòng sau tai nạn hạt nhân. Chúng làm cho tuyến giáp (một tuyến nội tiết tăng trưởng nằm ở vùng cổ) bị bão hòa với chất iod bền vững, giúp hạn chế tiềm năng hấp thụ chất iod phóng xạ (I131), qua đó giảm được nguy cơ ung thư tuyến giáp. Nhưng IK không có tác dụng bảo vệ đối với các ung thư khác và đôi khi có thể gây dị ứng.
Tai nạn ở Fukushima nghiêm trọng đến mức nào so với các sự cố hạt nhân khác?
Các giới chức Nhật Bản hiện mới xếp vụ nổ ở lò phản ứng 1 của nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi ở cấp độ 5 - trong bảng phân loại quốc tế về sự cố hạt nhân và phóng xạ. Chernobyl được xếp ở cấp độ tối đa là 7, và các vụ Three Miles Island ở Mỹ năm 1979 và Windscale Pile ở Anh năm 1957 đều được xếp ở cấp độ 5.
                                                                                           Theo KHPT


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây