Triển khai mở rộng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Hải Dương

1- Mục tiêu:

- Tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ môi trường ở nông thôn.

- Nâng cao nhận thức về sản xuất gắn với bảo vệ môi trường tại cộng đồng.

- Xây dựng mô hình bãi rác hợp vệ sinh quy mô xã.

2- Kết quả:

Trong năm đầu thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả sau:

- Xác định được hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường của 3 xã tham gia dự án: Xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ; xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang; xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang.

- Sau 1 năm thực hiện dự án đã nâng cao được ý thức BVMT cho cộng đồng tại các xã thma gia dự án. Người dân đã hình thành được tập quán sinh hoạt mới trong sản xuất, sinh hoạt cũng như mối quan hệ trong cộng đồng. Bước đầu đã thực hiện được công tác xã hội hóa  BVMT tại nông thôn.

- Đã xây dựng được mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường ở các xã tham gia dự án, thành lập được 03 nhóm năng suất xanh; 03 tổ tuyên truyền và kiện toàn 13 tổ thu gom rác trên địa bàn 03 xã tham gia dự án.

- Công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể:

+ Hoạt động thu gom rác thải đã được tiến hành và duy trì  thường xuyên tại 13/15 thôn (đạt 87% thôm tham gia dự án).

+ Tổ thu gom rác thải hoạt động dưới sự chỉ đọa giám sát của nhóm năng suất xanh thu gom rác 1 -3 lần/tuần. Đặc biệt tại khu Quán Gỏi, xã Hưng Thịnh tổ thu gom rác đã thu gom hằng ngày.

+ Hình thức thu góm rác thải được thực hiện hết sức linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương.

+ Có từ 80% đến 100% người dân đã đóng góp kinh phí VSMT, tùy theo điều kiện kinh tế của địa phương mà có các định mức khác nhau, có thôn thu theo mức đầu khẩu, có thôn thu theo mức hộ, dao động từ 500đ – 3.000đ/người/tháng. Tuy vậy ở một số thôn, UBND xã vẫn phải trợ cấp thêm tiền cho đội thu gom rác.

+ Lượng rác thải trong dân đã được thu gom đtạ từ 65 đến 90%.

+ Người thu gom rác được nhận 43.000đ-2.700.000đ/người/tháng (công thu gom ổn định hàng tháng).

- Tuy nhiên vẫn còn một số thôn chưa tiến hành thu góm rác đảm bảo kế hoạch:

+ Thôn Tất Hạ, xã Cộng Lạc chưa tiến hàn thu gom do lãnh đạo thôn có sự thay đổi nên triển khai mô hình chậm so với các thôn khác trên địa bàn xã.

+ Thôn Hàm Hy, xã Cộng Lạc mới tiến hành thu gom trên một nửa thôn ngoài, gần đường lớn. Phần trong thôn chưa triển khai thu gom do lãnh đạo thôn còn chưa thực sự sâu sát với dự án.

+ Thôn Đen, xã Ninh Thành: Do số lượng hộ trong thôn ít (60 hộ với gần 200 khẩu) nên số lượng kinh phí thu được rất thấp không đáp ứng chi trả cho tổ thu gom rác. Do đó, Hội phụ nữ đã đảm nhận vai trò của tổ thu gom rác. Không đóng kinh phí và chi trả lương cho tổ thu gom rác như các thôn khác trong dự án.

- Đã xây dựng được 03 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh với diện tích, vị trí phù hợp với địa hình từng xã.

- Đội ngũ cán bộ tham gia dự án đã được nâng cao trình độ và kinh nghiệm triển khai dự án tại cộng đồng.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

- Đề tài được ứng dụng tạiXã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ; xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang và  xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

 

Cơ quan chủ trì đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Văn Bình - Phó giám đốc Sở

Thời gian thực hiện:  2009 - 2011 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây