Nghiên cứu bệnh thối nhũn hành, tỏi và đề xuất biện pháp phòng trừ tại Hải Dương

1- Mục tiêu:

- Xác định được tác nhân, diễn biến và sinh thái bệnh thối nhũn trong sản xuất và trong quá trình bảo quản.

- Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bênh trong quá trình bảo quản và ngoài đồng ruộng.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác, trong sản xuất và bảo quản nhằm hạn chế tối đa bệnh thối nhũn hành, tỏi gây ra phù hợp với điều kiện sinh thái Hải Dương.

2- Kết quả:

1. Điều tra hiện trạng sản xuất hành, tỏi tại Hải Dương từ 2006-2008 cho thấy: với 5.101 ha đất rau màu trong vụ đông trồng hành tỏi và sản lượng 51.143 tấn, Hải Dương là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng hành tỏi. Diện tích và sản lượng hành, tỏi tập trung chủ yếu tại 3 huyện: Kinh Môn với 2.300 ha, Nam Sách 1.339 ha và Kim Thành 281 ha. Tuy nhiên, đây cũng là những huyện xuất hiện bệnh hại hành, tỏi nhiều nhất như: bệnh thối nhũn, khô đầu lá, bệnh sương mai, mốc xám...hàng năm thiệt hại do bệnh thối nhũn ngoài đồng và trong quá trình bảo quản 30 – 40%.

2. Đã điều tra, giám định 6 loài vi sinh vật gây bệnh trong quá trình bảo quản. Trong đó 1 loài vi khuẩn, 5 loài nấm gây bệnh thối cho hành, 4 loại nấm gây hại tỏi. Nấm Aspergillus niger xuất hiện và gây hại chính quá trình bảo quản tỏi.

- Vụ đông năm 2009 tại HTX Hiệp Hòa – Kinh Môn và HTX Cộng Hòa – Kim Thành điều tra, thu thập thành phần bệnh hại hành gồm 5 loài vi sinh vật gây hại gồm 1 loài vi khuẩn và 4 loài nấm. Trên tỏi gồm 4 loài vi sinh vật gây hại trong đó có 1 loại vi khuẩn và 3 loại nấm. Bệnh gây thối nhũn hành, tỏi do vi khuẩn Erwinia carotovora và nấm Fusarium.sp gây hại nặng cho hành và tỏi. Bệnh khô đầu lá do nấm Stemphylium botryosum cũng xuất hiện và gây hại nặng cho hành, tỏi từ khi bắt đầu xuống củ đến thu hoạch.

3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái bệnh thối nhũn cho thấy: Trồng hành chính vụ, trên chân đất thịt nhẹ hay cát pha tỷ lệ bệnh giảm hơn so với trồng vụ sớm hay vụ muộn. Bón phân với lượng (14 tấn phân chuồng + 300 kg đạm ure + 480 kg lân super + 240 kg kali + 540 kg vôi)/ha, bón toàn bộ phân chuồng, vôi, lân và 1/3 phân đạm + kali. 2/3 số đạm và kali chia làm 5 lần bón thúc khi tưới tỉ lệ bệnh giảm.

4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thối nhũn ngoài đồng ruộng bước đầu cho thấy: Dùng thuốc Benlat C, Newkasuran hay Boodo 2% hạn chế bệnh thối nhũn hành từ 6,4%.

- 7,2% số cây chết ở các giai đoạn so đối chứng. Phân vi sinh vật cũng hạn chế 1,9 – 2,7% tỷ lệ hành bị thối nhũn so đối chứng ở các giai đoạn.

5. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi trong bảo quản tại nông hộ thấy: bệnh thối xảy ra chủ yếu trên hành và gây hại nặng từ sau 3 – 5 tháng bảo quản. Hiệu quả của biện phps xử lý bệnh thối nhũn bằng thuốc Balatcide 32 WP và Kocide 53.8DF đem lại hiệu quả phòng trừ bệnh sao 5 tháng bảo quản làm giảm tỷ lệ thối từ 47,1 – 52,3% so đối chứng đối với hành và giảm 4,3% - 7,2% so đối chứng đối với tỏi. Biện pháp hủ công treo gác bếp tỷ lệ bệnh giảm 11 – 12,5% so đối chứng đối với hành và 2% đối với tỏi . Do vậy không nhất thiết phải đưa tỏi vào bảo quản.

6. Kết quả mô hingf bảo quản hành sau 4 tháng. Mô hình xử lý bằng thuốc Balatcide 32 WP cho lãi thuần  6.285.000 đồng/tấn hành tăng 35,7% so ngoài mô hình. Mô hình xử lý bằng thuốc Kocide 53.8DF cho lãi thuần 5.683.000 đồng/tấn tăng 32,3% so ngoài mô hình. Mô hình treo hành trên giàm bếp lãi thuần 580.000 tăng 3,3%, thực tế biện pháp này không hiệu quả và không khả thi vì hiện tại dân ít đun rơm rạ và không có bếp rộng để làm kho chứa, chủ yếu giữ để ăn dần. Mô hình đối chứng của dân bị lỗ 4.700.000. Chính vì vậy, mà hiện nay cần nhận rộng mô hình bảo quản bằng thốc Balatcide 32 WP và Kocide 53.8DF ra diện rộng giúp dân hạn chế những thiệt hại do bệnh thối nhũn gây ra.

+ Xây dựng mô hình bệnh thối nhũn hành, tỏi ngoài đồng ruộng năm 2010 do ứng dụng các biện pháp kỹ thuật như: xử lý hạt giống bằng thuốc Newkasuran, xử lý đất bằng BenlatC, phòng trừ bệnh khô đầu lá bằng thuốc, Tilt super, giảm chi phí phun thuốc BVTV, làm giảm 50%, chi phí ngoài mô hình, đảm bảo mật độ, làm giảm số lượng đạm, tăng phân chuồng, vôi làm cho bộ lá cứng hơn, chống đổ tốt, củ hành, củ tói khi thu hoạch đanh chắc hơn, sáng củ hơn so ngoài mô hình. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng hành cho lãi thuần 31.941.000 đồng/ha tăng so ngoài mô hình 14,00%. Mô hình trồng tỏi cho lãi thuần 21.222.000 đồng/ha tăng so ngoài mô hình 17,16%.

7. Các kết quả khác:

- Đã tập huấn được 06 lớp về kỹ thuật canh tác và quản lý dịch hại tổng hợp về bệnh thối nhũn hành, tỏi cho bà con nông dân của 6 xã thuộc Kinh Môn và Nam Sách.

- Đã xây dựng 10 băng video về kỹ thuật canh tác và hướng dẫn phương pháp quản lý bệnh thối nhũn hành, tỏi trng bảo quản và trong sản xuất, phổ biến cho bà con noogn dân trên đài truyền hình Hải Dương tháng 12 năm 2009.

- Đã đăng tải trên Báo Nông nghiệp Việt Nam.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

- Đề tài được ứng dụng tạicác huyện Nam Sách, Kim Thành và Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

 

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Bảo vệ thực vật

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Vân - Phó bộ môn Miễn dịch thực vật  

Thời gian thực hiện: 2009 - 2010


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây