Xây dựng mô hình thâm canh và chế biến các giống chè chất lượng caon để khôi phục thương hiệu chè Thanh Mai tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương

1- Mục tiêu:

- Xây dựng mô hình trồng, thâm canh 5 ha các giống chè LDP­­1, Phúc Vân, Kim Tuyên và PT95.

- Xây dựng vườn ươm giâm 100.000 bầu chè chất lượng cao.

- Sửa chữa mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây chè.

- Sửa chữa nhà xưởng và lắp đặt đây chuyền chế biến chè xanh của Trung Quốc.

- Thông qua Dự án sẽ đào tạo tập huấn về giống chè, kỹ thuật nhân giống và thâm canh các giống chè mới, đặc biệt là công nghệ chế biến chè xanh chất lượng cao cho 400 lượt người.

- Khôi phục và duy trì thương hiệu chè Thanh Mai vốn đã có từ lâu nhằm giới thiệu sản phẩm của địa phương với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

2- Kết quả:

- Đã đánh giá hiện trạng cây chè và điều tra đất đai thổ nhưỡng vùng trồng chè.

- Tổ chức tập huấn:

Dự án đã mở lớp tập huấn, mỗi lớp 100 đại biểu là các hộ nông dân tham gia dự án và xung quanh vùng dự án về trồng chè, kỹ thuật nhân giống và thâm canh các giống chè để cung cấp nguyên liệu chế biến chè Ôlong. Địa điểm tại xã Hoàng Hoa Thám, xã Hoàng Tân, huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.

- Xây dựng mô hình áp dụng công nghệ trồng thâm canh các giống chè mới LDP1, Kim Tuyên, PT95, Phúc Vân Tiên: Dự án đã xây dựng được 5 ha mô hình chè chất lượng cao. Mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, độ đông đặc đảm bảo >80%. Đánh giá sinh trưởng: Cây cao trung bình 65,97 cm, đường kính gốc: 2,7 cm, năng suất trung bình 3,05 tấn/ha.

- Xây dựng mô hình kỹ thuật nhân giống chè LDP1, Kim Tuyên, PT95, Phúc Vân Tiên bằng phương pháp giâm hom: Dự án đã xây dựng được mô hình vườn ươm giống với quy mô: 100.000 bầu. Đánh giá sinh trưởng: Tỷ lệ xuất vườn đạt 85%, cây con cao 28,5cm, đường kính gốc 2,88mm.

- Xây dựng mô hình áp dụng công nghệ tưới nước: Dự án đã xây dựng được mô hình tưới cho 5ha chè. Các mô hình tưới đảm bảo đúng thiết kế, chủng loại và chất lượng. Các mô hình tưới đều hoạt động có hiệu quả.

- Hoàn thiện việc sửa chữa và cải tạo hệ thống nhà xưởng với kinh phí 810 triệu đồng, trong đó có 70 triệu đồng của dự án.

- Đầu tư máy móc thiệt bị sấy và chế biến chè xanh. Chuyển giao thành công công nghệ sấy và chế biến chè theo công nghệ Trung Quốc.

- Đã xây dựng thành công thương hiệu trà Dược Sơn, đặc sản vùng Công Sơn, Kiếp Bạc và đã đăng ký 5 nhãn hiệu cho 5 loại hộp, túi đựng chè và đã đóng gói trên 600 hộp để quảng bá, đăng ký mã vạch, mã số.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

- Đề tài được ứng dụng tạithị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

 

Cơ quan chủ trì đề tài: Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương

Chủ nhiệm đề tài: Ks. Trịnh Huy Đang - Giám đốc      

Thời gian thực hiện: 2009 - 2010 

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây