Chuẩn hóa mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ hội nhập quốc tế

Chuẩn hóa mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ hội nhập quốc tế

Với mục tiêu thiết lập mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH) quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm, hàng hoá chủ lực và 100% phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực đạt trình độ quốc tế, thời gian qua Bộ KH&CN đã đẩy mạnh xây dựng, tăng cường năng lực cho các tổ chức này nhằm đáp ứng mục tiêu đã đề ra trước đó.

Chuẩn hóa mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ hội nhập quốc tế

Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đặt ra mục tiêu thiết lập mạng lưới tổ chức ĐGSPH quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm, hàng hoá chủ lực và 100% phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực đạt trình độ quốc tế. Thời gian qua, tổ chức ĐGSPH được phát triển theo hướng xã hội hóa. Các tổ chức ĐGSPH đáp ứng điều kiện quy định (không phân biệt tổ chức sự nghiệp công lập, tổ chức KHCN, tổ chức được thành lập theo Luật doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài thành lập theo Luật đầu tư) đều được tham gia vào hoạt động ĐGSPH trên lãnh thổ Việt Nam.

Hiện đã có 936 tổ chức ĐGSPH đăng ký hoạt động ĐGSPH tại Bộ KH&CN. Các tổ chức ĐGSPH này đều có năng lực đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế.  

Hiện nay, Bộ KH&CN đang cải tiến các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ĐGSPH. Chủ trương xã hội hóa tổ chức ĐGSPH đã giúp cho mục tiêu phát triển mạng lưới tổ chức ĐGSPH đạt gần hơn với mục tiêu đề ra .

Tính đến ngày 01/3/2020, đã có 936 tổ chức ĐGSPH đăng ký hoạt động ĐGSPH tại Bộ KH&CN và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, trong đó, có 142 tổ chức chứng nhận, 66 tổ chức giám định, 109 tổ chức kiểm định và 619 tổ chức thử nghiệm. Các tổ chức ĐGSPH này đều có năng lực đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế như ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17020 và ISO/IEC 17025 tương ứng đối với từng loại hình tổ chức ĐGSPH, đảm bảo đáp ứng được cơ bản các yêu cầu thử nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tăng cường năng lực cho tổ chức ĐGSPH

Để tăng cường năng lực cho tổ chức ĐGSPH, Bộ KH&CN đã xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo cho khoảng 500 chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp thuộc các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và tổ chức ĐGSPH trong cả nước. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 cho khoảng 100 phòng thí nghiệm;

Hỗ trợ xây dựng, cập nhật áp dụng ISO 17025: 2017 cho 40 phòng thử nghiệp đạt yêu cầu được công nhận;

Bộ KH&CN cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư từ ngân sách sự nghiệp khoa học hàng năm và từ nguồn quỹ phát triển hoạt động của các đơn vị sự nghiệp các dự án tăng cường trang thiết bị đo lường, thử nghiệm chất lượng SPHH, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày càng cao của các tổ chức, doanh nghiệp và phục vụ kịp thời yêu cầu của quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Do kinh phí NSNN còn hạn hẹp, nguồn kinh phí từ Chương trình quốc gia dành ưu tiên đầu tư tăng cường năng lực cho Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 4, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thử nghiệm chất lượng, sản phẩm, hàng hóa chủ lực, sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên. Bộ Công Thương cũng hỗ trợ đầu tư năng lực cho Phòng thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng về giấy thuộc Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô để có khả năng thử nghiệm nhiều chỉ tiêu kỹ thuật đặc thù của các sản phẩm mới.

Triển khai hoạt động thừa nhận lẫn nhau các kết quả ĐGSPH

Thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ về tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu, hàng hóa, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp (MRA) đối với các sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi được phân công quản lý.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Thừa nhận đa phương và song phương: Đã thực hiện ký kết Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong ASEAN về thiết bị điện- điện tử (ASEAN EE MRA). Việt Nam hiện có 02 tổ chức thử nghiệm điện-điện tử được chỉ định trong ASEAN (Quatest 1 và Quatest 3) và 01 tổ chức chứng nhận thiết bị điện-điện tử được chỉ định (QUACERT). Bên cạnh đó, Bộ KH&CN đã ký kết các hiệp định và thoả thuận song phương với Ucraina, Đài Loan, CH Bê-la-rút, Hàn Quốc.

Thừa nhận đơn phương: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có thông báo thừa nhận kết quả ĐGSPH của 02 tổ chức đánh giá sự phù hợp của Nhật Bản (JIC Quality Assurance Ltd. - JICQA và Japan Quality Assurance Organization - JQA) để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu thép từ Nhật Bản. Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng đã chỉ đạo các tổ chức ĐGSPH được chỉ định thực hiện cơ chế thừa nhận kết quả kỹ thuật, chấp nhận kết quả ĐGSPH từ nước xuất khẩu, cụ thể đã thừa nhận kết quả thử nghiệm của 45 tổ chức thử nghiệm (thuộc các nước: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản) đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&CN (LPG, EMC, thép...). Đồng thời, cũng đã chỉ đạo các tổ chức ĐGSPH được chỉ định đẩy mạnh việc đánh giá tại nguồn (tại cơ sở sản xuất nước ngoài) đối với hơn 35 doanh nghiệp (thuộc các nước: Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc...).

Bộ Công Thương đã triển khai đánh giá tại nguồn (tại cơ sở sản xuất nước ngoài) đối với sản phẩm thép. Đàm phán hài hòa tiêu chuẩn về sản phẩm cao su trong ASEAN.

Bộ Y tế đã ký kết 05 MRA trong ASEAN. Đáng chú ý là MRA về thực hành tốt (GMP) đối với việc giám sát các tổ chức sản xuất sản phẩm thuốc giữa các nước ASEAN). Hiệp định về Hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm. Hiện nay, Bộ Y tế đang tham gia đàm phán MRA của ASEAN về thực phẩm chế biến sẵn, về báo cáo nghiên cứu đồng dạng sinh học và tương đương sinh học;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký 02 MRA với Hàn Quốc (về Kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản; Kiểm tra kiểm dịch thủy sản sống); 02 MRA với Trung Quốc (về Kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản; Kiểm soát chất lượng an toàn thủy sản và sản phẩm thủy sản XNK); 01 MRA với Indonesia về kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, sản phẩm thủy sản; 01 Biên bản ghi nhớ (MOU) với Liên bang Nga về đảm bảo an toàn sản xuất thủy sản-XNK; 01 MOU với Achentina về XNK nông thủy sản. Đang tham gia đàm phán để ký kết MRA về sản phẩm gỗ trong ASEAN.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã thừa nhận kết quả đo kiểm (thử nghiệm) của khoảng 83 tổ chức đo kiểm/thử nghiệm của các nước Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Singapore).

Bộ Xây dựng đã chỉ định 17 tổ chức ĐGSPH để thực hiện đánh giá phù hợp QCVN 16:2014/BXD và ký kết một số MRA giữa các nước ASEAN. Bộ đang chuẩn bị tham gia ký kết Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về vật liệu xây dựng trong khu vực ASEAN.

Bộ Giao thông Vận tải: ký kết Nghị định thư về hội nhập ngành ô tô ASEAN; Chương trình hợp tác vận tải giữa bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam; Chương trình hợp tác ASEAN-Nhật Bản; ký Thỏa thuận giữa Đăng kiểm Việt Nam (VR) và Đăng kiểm Séc (CS Lloyd) về hợp tác trong lĩnh vực kiểm tra và chứng nhận tàu cỡ nhỏ bằng vật liệu tổng hợp PPC- Copolymer Polypropylene ký ngày 25/9/2012... Hiện đang tham gia đàm phán để ký kết MRA về phê duyệt kiểu đối với sản phẩm ô tô trong ASEAN.

Nguồn: VietQ.vn


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây