Vượt rào kỹ thuật, nông lâm thủy sản Việt Nam tự tin vào EU

Vượt rào kỹ thuật, nông lâm thủy sản Việt Nam tự tin vào EU

Thị trường EU có tiêu chuẩn rất khắt khe đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản nhập khẩu từ các nước. Cho đến nay, EU vẫn là thị trường có yêu cầu về hàng rào kỹ thuật rất cao, đặc biệt là về kiểm dịch động, thực vật; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Với lợi thế là quốc gia đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có FTA với EU, cùng với cam kết cắt giảm hầu hết các dòng thuế, EVFTA tạo cơ hội để hàng hóa Việt Nam hạ giá thành khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu, nâng cao khả năng cạnh tranh với các mặt hàng tương tự của các quốc gia khác chưa có FTA với EU.

Cụ thể, trong khi Việt Nam có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông, lâm thủy sản thì EU đang nhập khẩu một lượng lớn các mặt hàng này với giá trị nhập khẩu chiếm 8,4% tổng giá trị nhập khẩu hàng năm. Trong đó các mặt hàng nông sản mà Việt Nam đang có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu như thủy sản, gạo, cà phê, rau quả, hồ tiêu, ca cao đều được cắt giảm ngay hoặc trong lộ trình ngắn...

Vượt rào kỹ thuật, nông lâm thủy sản Việt Nam tự tin vào EU


Vượt rào kỹ thuật, nông lâm thủy sản Việt Nam tự tin vào EU. Ảnh minh họa. 

 

Nông, lâm, thủy sản tiếp cận thị trường EU đầy tiềm năng

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết, khi EVFTA có hiệu lực, nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỉ USD. Với việc xóa bỏ ngay 85,6% số dòng thuế cho hàng hóa nói chung nhập từ Việt Nam, cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào EU càng lớn hơn nữa.

Đơn cử, cà phê xuất khẩu sang EU đang phải chịu thuế 7,5-11,5%, nhưng đã đạt 1,09 tỉ USD năm 2019 (chiếm 37,9% giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam). Nhưng từ 1/8, thuế nhập khẩu cà phê từ Việt Nam và EU sẽ được xóa bỏ hoàn toàn. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường rất quan trọng này.

Hay ngành thủy sản, hiện phần lớn thuế suất cơ sở nhập khẩu vào EU từ 6-22%. Sau khi EVFTA có hiệu lực, 50% số dòng thuế sẽ được cắt bỏ ngay, 50% dòng thuế còn lại xóa bỏ sau từ 3-7 năm… Đó là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU, nơi đang chiếm 11,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Còn với mặt hàng gạo, năm 2019, Việt Nam chỉ xuất khẩu được sang EU với giá trị khiêm tốn là 10,7 triệu USD, bởi thuế suất mà EU đang áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao: thuế tuyệt đối 175 EUR/tấn với gạo xay xát, 65 EUR/tấn với gạo tấm, 211 EUR/tấn với lúa.

Theo cam kết của EVFTA, EU sẽ giành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo với thuế 0% đối với gạo xay xát và gạo thơm, đồng thời xóa bỏ thuế đối với tấm trong 5 năm. Đây là cơ hội hội để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang EU trong thời gian tới, bởi khu vực này đang tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn gạo/năm.

Sẵn sàng đương đầu thách thức

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, bên cạnh những cơ hội, tiềm năng từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới sẽ bước vào “sân chơi” lớn, cũng phải chấp nhận đương đầu với các khó khăn, thách thức mới, cụ thể: Rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ. Cho đến nay, EU vẫn là thị trường có yêu cầu về hàng rào kỹ thuật rất cao, đặc biệt là về kiểm dịch động, thực vật; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); khai báo nguồn gốc gỗ hợp pháp..v.v...

Dù Hiệp định EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng một số ngành hàng nông, thủy sản của nước ta như hồ tiêu, chè, rau quả..v.v…, mặc dù chất lượng sản phẩm trong thời gian qua đã được cải thiện, tuy nhiên trước hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của EU và để phát triển xuất khẩu một cách bền vững, ngành nông nghiệp của Việt Nam cần phải tổ chức lại sản xuất để đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, tăng cường hơn nữa công tác quản lý, giám sát từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản sau thu hoạch, truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hơn nữa, Việt Nam đã tham gia nhiều FTA, thị trường hàng hóa nông, lâm, thủy sản được mở rộng. Tuy nhiên, vấn đề đàm phán về kiểm dịch động, thực vật hiện vẫn đang là một bài toán cho các nước khi mở cửa thị trường hàng nông, thủy sản lẫn nhau.

Để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường EU, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, Bộ sẽ phối hợp, hỗ trợ các địa phương thúc đẩy việc xây dựng mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lí, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chất lượng và an toàn thực phẩm; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.

Song song với đó, ngành nông nghiệp cũng sẽ xây dựng cùng lúc hai chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản vào EU và thu hút đầu tư FDI từ EU vào nông nghiệp Việt Nam để gắn nông nghiệp Việt Nam với chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu, tận dụng tốt nhất lợi thế của hai bên trong quan hệ thương mại và đầu tư.

Nguồn: VieQ.vn

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay43,075
  • Tháng hiện tại1,287,709
  • Tổng lượt truy cập3,992,913
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây