Tổng cục TCĐLCL định hướng hoạt động nâng cao hiệu quả của Chương trình 712

Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo Tổng cục cùng các đơn vị được giao đầu mối quản lý, triển khai thực hiện Chương trình Năng suất Chất lượng và đại diện các đơn vị có liên quan thuộc Tổng cục. Cuộc họp được kết nối trực tuyến giữa ba đầu cầu Tổng cục TCĐLCL ( Hà Nội) -  Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 2 ( Đà Nẵng) và Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 3 ( TP.HCM).

 

Tổng cục TCĐLCL định hướng hoạt động nâng cao hiệu quả của Chương trình 712

Theo báo cáo, Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp” Việt Nam đến năm 2020” (Chương trình 712) đã triển khai thực hiện được gần 06 năm với rất nhiều các nội dung, nhiệm vụ hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp. Trong đó có nhiều kết quả nổi bật.

Đề cập về định hướng hoạt động của Chương trình giai đoạn 2016 -2020, Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh cho biết sẽ quyết tâm đưa Chương trình có sức lan tỏa rộng rãi, mang lại hiệu quả cao.

Để định hướng đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) 2018 thuộc dự án 1,2, chương trình quốc gia năng suất chất lượng (NSCL). Tổng cục TCĐLCL đã yêu đặt ra các nhiệm vụ:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN; thực hiện các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, phổ biến áp dụng hệ thống/mô hình/công cụ (HT/MH/CC) theo diện rộng (nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng doanh nghiệp theo mục tiêu của Chương trình 712 và để hoạt động hỗ trợ vẫn tiếp tục được thực hiện cho rộng rãi các đối tượng doanh nghệp).

Hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN trên cơ sở bám sát theo định hướng, đối tượng sản phẩm, dịch vụ, các vấn đề cần quan tâm nêu trên; xây dựng tiêu chuẩn theo các chương trình tiêu chuẩn hóa đồng bộ cho một số sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị.

Xúc tiến mạnh hơn việc đưa nội dung đào tạo tiêu chuẩn hóa, năng suất chất lượng, đặc biệt là trang bị kiến thức về các công cụ NSCL vào các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.

Đổi mới hình thức tuyên truyền, đặc biệt là hình thành tủ sách về kiến thức NSCL, công cụ, hệ thống quản lý. Phổ biến, nhân rộng các, kết quả nghiên cứu, các mô hình điểm đã triển khai thành công của chương trình; Tập trung đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp để hình thành được mạng lưới chuyên gia NSCL chuyên nghiệp.

Tăng cường các khóa đào tạo đại trà cho các doanh nghiệp về áp dụng các hệ thống quản lý/công cụ (HTQL/CC) cải tiến NSCL cơ bản. Các khóa đào tạo nên tổ chức theo ngành sản xuất hoặc liên ngành, trong đó hướng dẫn áp dụng HTQL/CC NSCL đặc thù cho ngành, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Chương trình đào tạo, cần tăng thời lượng thăm quan, khảo sát tại các doanh nghiệp điển hình.

Cùng với đó, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao NSCL cần tập trung tư vấn, hướng dẫn đồng bộ các giải pháp theo hướng tích hợp các hệ thống quản lý, các công cụ cải tiến NSCL; áp dụng trong các lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp; Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các HTQL/CC NSCL phù hợp với đặc thù của sản xuất, kinh doanh, theo ngành;

Kết hợp đồng bộ các biện pháp nâng cao năng suất chất lượng khác: áp dụng TCVN, QCVN; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; thực thi các quy định pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng; áp dụng tiến bộ kỹ thuật; đổi mới công nghệ; hoạt động nghiên cứu & triển khai...

Đồng thời, thực hiện hỗ trợ gói giải pháp KH&CN cho một số sản phẩm hàng hoá (SPHH), nhóm ngành trọng điểm, chủ lực (tạo các điểm nhấn của Chương trình để quảng bá, nhân rộng): Lựa chọn SPHH, nhóm ngành theo các tiêu chí. Tìm hiểu, xác định nhu cầu và các vấn đề cần hỗ trợ...

Thực hiện gói giải pháp chung cho ngành: Hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN (tiêu chuẩn hóa đồng bộ từ nguyên liệu, phụ kiện đến sản phẩm chính); phổ biến, hướng dẫn áp dụng TCVN, QCVN; Xác định các HT/MH/CC phù hợp với từng ngành; biên soạn tài liệu, cẩm nang NSCL ngành để phổ biến cho các doanh nghiệp trong ngành; Tổ chức đào tạo, phổ biến kiến thức NSCL, đánh giá chất lượng SPHH, đo lường năng suất... cho các doanh nghiệp trong ngành; Hướng dẫn áp dụng các HTQL/CC cơ bản, đặc thù cho ngành (kết hợp thăm quan, khảo sát tại các doanh nghiệp điển hình).

Thực hiện gói giải pháp cho 1 số doanh nghiệp được lựa chọn để xây dựng mô hình điểm: Đánh giá thực trạng; Xác định nhu cầu; xác định các vấn đề cải tiến; Hỗ trợ áp dụng các giải pháp KH&CN. Tổng kết, đánh giá, chia sẻ cho các DN khác trong ngành để tự nhân rộng; Xây dựng CSDL về các mô hình điểm thành công khai áp dụng các HT/MH/CC.

Ngoài ra, cần tăng cường hỗ trợ, đầu tư năng lực cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Được biết, theo mục tiêu, trong giai đoạn từ 2016 - 2020 của Chương trình 712 sẽ xây dựng mới 2.000 TCVN; 60% TCVN của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; Phải đạt 100% phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực đạt trình độ quốc tế;

Có 60.000 doanh nghiệp được hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; Xây dựng phong trào năng suất và chất lượng tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước;

100% doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao năng suất và chất lượng; Góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) lên ít nhất 35% vào năm 2020.

                                                                                                                   (Theo VietQ.vn)

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây