Tăng cường hậu kiểm, doanh nghiệp sai phạm có thể bị xử phạt gấp 5 lần

Tăng cường hậu kiểm, doanh nghiệp sai phạm có thể bị xử phạt gấp 5 lần
Tăng cường hậu kiểm, doanh nghiệp sai phạm có thể bị xử phạt gấp 5 lần

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ( Bộ KH&CN) nhận định, việc tiền kiểm sẽ chặt chẽ hơn so với hậu kiểm. Nhưng thực hiện theo biện pháp quản lý mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để tránh rủi ro về chất lượng sản phẩm, ảnh hướng tới người tiêu dùng khi đẩy mạnh cơ chế từ tiền sang hậu kiểm, ông Linh cho biết, khả năng xảy ra rủi ro đương nhiên sẽ là nhiều hơn so với tiền kiểm. Tuy nhiên, khả năng đó có xảy ra nhiều hay không thì còn phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của cả doanh nghiệp. Chính vì vậy, cơ chế hậu kiểm cũng sẽ được áp dụng rất linh hoạt.

“Trường hợp doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm về chất lượng trong quá trình hậu kiểm sẽ có thể bị xử phạt mạnh đồng thời xem xét áp dụng cơ chế tiền kiểm và ngược lại, nếu hậu kiểm chứng minh doanh nghiệp có lịch sử chất lượng tốt, doanh nghiệp có thể được miễn giảm kiểm tra” ông Linh khẳng định.

Theo đó, Bộ KH&CN đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Nghị định 119) quy định rõ các hành vi, vi phạm sản phẩm hàng hóa gây mất an toàn cho cộng đồng thì mức xử phạt đã được nâng lên, thậm chí nâng lên theo số lượng hàng hóa vi phạm. Ví dụ như giá trị hàng hóa là 1, khi cơ quan chức năng tiến hành hậu kiểm, nếu xét thấy có mức sai phạm thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt tăng lên mức độ 5 lần giá trị hàng hóa hiện tại. Hay nói cách khác, các hành vi, cách thức xử lý, răn đe được nâng lên theo tinh thần của Nghị định 119.

Cũng theo ông Linh, hiện nay, điều kiện kinh doanh được quy định ở nhiều lĩnh vực khác nhau của Bộ như: an toàn bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ; đánh giá thẩm định công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới của Bộ KH&CN sẽ không dừng lại ở những kết quả trên mà vẫn tiếp tục triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 75, Nghị quyết 19 của Chính phủ trong việc thống nhất, rà soát điều kiện kinh doanh. Đồng thời, đánh giá, đề xuất cụ thể trong việc cải cách các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, phấn đấu trình Chính phủ tiếp bổ sung, sửa nhiều Nghị định hơn nữa để cắt giảm tiếp các điều kiện kinh doanh sớm hơn thời gian dự kiến theo tinh thần của Nghị quyết 19.

Bộ KH&CN đã chủ động ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN để chuyển 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa (với 93% loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS) do Bộ KH&CN quản lý sang cơ chế hậu kiểm.

Cụ thể đã cắt giảm từ 24 nhóm sản phẩm, hàng hóa (với 299 loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS) phải kiểm tra trước thông quan xuống còn 2 nhóm sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra (tương ứng với 20 loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS) là xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng. Theo đó,

Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN đã giúp cắt giảm khoảng 96% số lô hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&CN phải kiểm tra trước thông quan.

VietQ.vn


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây