Mới đây, trong đề xuất áp mức thuế suất thấp nhất trong biểu khung thuế bảo vệ môi trường đối với nhiều sản phẩm sản xuất và nhập khẩu, Bộ Tài chính đã áp mức thuế cao nhất đối với sản phẩm túi nylon.
Tiêu dùng xanh đối nghịch với "tiêu dùng bẩn" - một khái niệm không chỉ được định nghĩa là các hành vi tiêu dùng xả rác gây mất vệ sinh, mà rộng hơn đó là các hành vi tiêu dùng gây ô nhiễm môi trường. Tiêu dùng bẩn đang tràn lan ở VN, từ việc xả rác, xả thải gây mất vệ sinh và cảnh quan, đến gây ô nhiễm không khí, nguồn nước v.v... Tiêu dùng bẩn do các hành vi thiếu ý thức gây ra, nhưng cũng không ít trường hợp do cố ý.
Theo các nhà khoa học, bao nylon sau khi sử dụng xả ra môi trường, nếu được chôn dưới lòng đất thì phải mất ít nhất 100 năm sau mới phân hủy được, nhưng lại góp phần không nhỏ làm cằn cỗi đất đai. Nếu tiêu hủy theo các phương pháp khác, thì giá tiêu hủy cao gấp nhiều lần giá thành sản xuất sản phẩm.
Người Việt đang dùng vô tư bao nylon chỉ nghĩ đến sự tiện lợi mà ít quan tâm đến tác hại của chúng đối với môi trường. Nhiều siêu thị trong thời gian qua đã phát động phong trào hạn chế sử dụng bao nylon. Nhưng trên thực tế, khi khách hàng cần xin thêm vài ba chiếc đều được nhân viên siêu thị đáp ứng. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, khách đến siêu thị mua hàng phải tự mang túi đựng, nếu dùng túi nylon thì phải bỏ tiền ra mua. Giá một chiếc túi nylon không đáng là bao, nhưng việc thu phí có tác dụng nhắc nhở người tiêu dùng về ý thức bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế sử dụng túi nylon, đồng thời cũng đóng góp vào nguồn kinh phí xử lý, tiêu hủy túi nylon.
Túi nylon phổ dụng tại các siêu thị, hàng quán còn vì giá thành rẻ, người tiêu dùng được cung cấp miễn phí. Thế nhưng cái giá không hề rẻ đó là gánh nặng môi trường. Chi phí xử lý, tiêu hủy càng nhiều thì người tiêu dùng phải đóng thuế bảo vệ môi trường càng cao. Trên thị trường hiện nay không chỉ có túi nylon gây ô nhiễm môi trường, mà còn nhiều thứ khác. Người tiêu dùng nếu không thay đổi thói quen tiêu dùng, vẫn cứ duy trì các hành vi tiêu dùng bẩn, thì những khoản thuế, phí bảo vệ môi trường trên những sản phẩm khác sau trở thành gánh nặng trong đời sống. Vì vậy, hành động khôn ngoan nhất là người tiêu dùng trước tiên phải mạnh tay với hành vi tiêu dùng bẩn của mình.
Theo các nhà khoa học, bao nylon sau khi sử dụng xả ra môi trường, nếu được chôn dưới lòng đất thì phải mất ít nhất 100 năm sau mới phân hủy được, nhưng lại góp phần không nhỏ làm cằn cỗi đất đai. Nếu tiêu hủy theo các phương pháp khác, thì giá tiêu hủy cao gấp nhiều lần giá thành sản xuất sản phẩm.
Người Việt đang dùng vô tư bao nylon chỉ nghĩ đến sự tiện lợi mà ít quan tâm đến tác hại của chúng đối với môi trường. Nhiều siêu thị trong thời gian qua đã phát động phong trào hạn chế sử dụng bao nylon. Nhưng trên thực tế, khi khách hàng cần xin thêm vài ba chiếc đều được nhân viên siêu thị đáp ứng. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, khách đến siêu thị mua hàng phải tự mang túi đựng, nếu dùng túi nylon thì phải bỏ tiền ra mua. Giá một chiếc túi nylon không đáng là bao, nhưng việc thu phí có tác dụng nhắc nhở người tiêu dùng về ý thức bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế sử dụng túi nylon, đồng thời cũng đóng góp vào nguồn kinh phí xử lý, tiêu hủy túi nylon.
Túi nylon phổ dụng tại các siêu thị, hàng quán còn vì giá thành rẻ, người tiêu dùng được cung cấp miễn phí. Thế nhưng cái giá không hề rẻ đó là gánh nặng môi trường. Chi phí xử lý, tiêu hủy càng nhiều thì người tiêu dùng phải đóng thuế bảo vệ môi trường càng cao. Trên thị trường hiện nay không chỉ có túi nylon gây ô nhiễm môi trường, mà còn nhiều thứ khác. Người tiêu dùng nếu không thay đổi thói quen tiêu dùng, vẫn cứ duy trì các hành vi tiêu dùng bẩn, thì những khoản thuế, phí bảo vệ môi trường trên những sản phẩm khác sau trở thành gánh nặng trong đời sống. Vì vậy, hành động khôn ngoan nhất là người tiêu dùng trước tiên phải mạnh tay với hành vi tiêu dùng bẩn của mình.
(TheobaoLaodong)