Trung Quốc với việc phát triển khoa học và công nghệ

Mới đây, trong buổi tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, ông Giả Khánh Lâm, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân nước CHND Trung Hoa đã khẳng định: "Đây là bước triển khai cụ thể quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch và khoa học kỹ thuật nhằm đưa các lĩnh vực hợp tác này phát triển lên tầm cao mới". Trong quá trình đổi mới QLNN về hoạt động khoa học công nghệ, chúng ta có thể tham khảo thêm kinh nghiệm của Trung Quốc và áp dụng những kinh nghiệm tốt, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam...
Quan hệ mới Trung - Việt về KH&CN
Kể từ khi lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và CHND Trung Hoa nhất trí xây dựng "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai Đảng, hai nước tiếp tục đạt được nhiều tiến triển quan trọng. Cùng với đà phát triển của quan hệ hai nước, hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch và khoa học kỹ thuật đã thu được nhiều thành quả thiết thực.
Ngày 30-4-2009, tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộc Giáo dục Trung Quốc Chu Tế và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã ký hiệp định Công nhận tương đương bằng cấp giáo dục đại học giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Nhân dịp này, Trung Quốc cũng cam kết sẽ giúp Việt Nam đào tạo 1.000 tiến sĩ từ nay đến năm 2020 và hỗ trợ Việt Nam kiểm định chất lượng giáo dục bậc đại học.
Nhằm phát triển kinh tế - xã hội, Trung Quốc đồng thời chú trọng cách mạng khoa học - kỹ thuật để chấn hưng đất nước, đồng thời chú ý phát triển, xây dựng quy mô lớn các công trình thiết bị cơ sở hạ tầng hiện đại, để giải quyết việc làm, từ đó kích thích tiêu dùng, tạo ra những nhu cầu mới của xã hội, đòi hỏi khoa học - công nghệ phải giải quyết. Cùng với nhiều biện pháp bổ trợ, trước hết đối với cách mạng khoa học - kỹ thuật, Trung Quốc tích cực đổi mới chính sách, thể chế quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, tạo nên môi trường mới, nhận thức mới, phương thức hoạt động mơi , cách dánh giá mới, do đó bản thân khoa học - công nghệ phát triển, gắn với thị trường, gắn với kinh tế - xã hội và đời sống thực tiễn...
Những chính sách phát triển KH&CN
Người ta biết đến Trung Quốc không chỉ là một nước có tốc độc tăng trưởng kinh tế cao nhiều năm liên tục, hay là nước có số dự dự trữ ngoại tệ lớn nhất, mà còn là một nước mấy thập niên gần đây đã liên tục tiến hành cải cách thể chế về khoa học và công nghệ (KH&CN), nhằm khai thác tiềm năng trí tuệ đất nước, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội va fđã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Quốc gia này đã có được những thành công đó là nhờ những cải cách thể chế quản lý nhà nước về KH&CN theo một quy mô lớn và đi vào chiều sâu. Đây là điểm khác biệt đối với một số nước không có quy mô hay chiến lược phát triển rõ ràng, thiếu trọng tâm...
Trung Quốc cũng là nước phát triển kinh tế thị trường có kế hoạch, tức là có quản lý của nhà nước. Nhưng quốc gia này đã tiến hành cải cách quản lý kế hoạch, coi trọng cơ chế điều tiết của thị trường. Họ đã coi phạm vi kế hoạch chỉ mang tính chỉ đạo, thực hiên chế độ chào hàng, hợp động và trách nhiệm.
Đối với cơ quan nghiên cứu khoa học, Trung Quốc đã tiến hành cải cách đồng bộ các khâu liên quan nhiều đến chất lượng đầy ra, hiệu quả thực tế. Cụ thể:
- Cải cách thể chế quản lý cơ quan nghiên cứu khoa học.
- Cải cách theo chiều sâu chế độ cấp phát theo hướng gắn với kết quả đầu ra, hiệu quả kinh tế cao; cấp đúng đối tượng, đúng quy trình, không rơi vãi thất thoát, kiểm tra, kiểm toán minh bạch.
- Thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu tổ chức khoa học và công nghệ gọn nhẹ, liên thông, hợp lý, nhận đề tài theo hợp đồng khả thi, hữu ích.
Một điều quốc gia này làm được mà nhiều nước khá, chỉ có nói mà không làm, đó là các doạnh nghiệp khi nhập thiết bị nước ngoài, nếu thiếu trách nhiệm, tư lợi, nhập sai thiết bị (cũ hoặc không phù hợp) có thể bị truy cứu trách nhiệm và xử phạt nặng...
Nhà nước luôn sẵn sàng và khuyến khích, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất dịch vụ; đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát minh, ứng dụng khoa học - công nghệ mứi vào các đơn vị. Việc chuyển giao công nghệ, mua sắm thiết bị được Nhà nước hỗ trợ, nhưng gắn với trách nhiệm cá nhân, xử phạt nghiêm minh vì có các quy định cụ thể.
Trung Quốc có chính sách cụ thể tôn vinh nhà khoa học giỏi, coi trọng hiệu quả, chất lượng thực sự của hoạt động KH&CN, chú ý cán bộ trẻ. Các đãi ngộ về vật chất, lương, phụ cấp, danh hiệu, phần thưởng tinh thần... đều được chú trọng cải tiến theo hướng thiết thực, công bằng, hiện đại. Bên cạnh đó, nhà nươc Trung Quốc lôn cải cách thể chế quản lý cán bộ KH&CN mạnh mẽ, phù hợp với nền kinh tế tri thức, hội nhập với thế giới. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thực hiên liên tục, rộng khắp; cán bộ khoa học được tạo điều kiện để học tập,trau dồi kiến thức, cạnh tranh lành mạnh, giao lưu rộng rãi cả trong nước và quốc tế. Về mặt ngân sách, Nhà nước đã tăng nhiều cả trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, ứng dụng triển khai và trong lĩnh vưc nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng; ngay từ khâu giao dục phổ thông.
Nông thôn Trung Quốc là địa bàn rộng lớn, dân số đông và là thị trường chủ yếu, là đối tượng chính để KH&CN phục vụ. Do đó ngoài các chính sách chung cho quốc gia, nhà nước TQ có nhiều chính sách riêng, nhằm đưa KH&CN về nông thôn làm đòn bẩy phát triển kinh tế. Như các nghiên cứu, ứng dụng vừ giống cây và con, phân bón, công nghệ sinh học... đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, làm cho nông thôn Trung Quốc đô tị hóa nhanh hơn, gắn kết với sự phát triển chung.
Liên hệ với Việt Nam
Nếu liên hệ với nước ta, có thể thấy thời gian qua, Việt Nam cũng đã tiến hành một số cải cách, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về KH&CN và đã đem lại một số kết quả. Cụ thể như:
- Mở rộng lưu thông sản phẩm nghiên cứu KH&CN thông qua việc cho phép ký kết hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật.
- Giải phóng lực lượng lao động KH&CN thông qua việc cho phép cán bộ KH&CN được làm công tác kiêm nghiệm.
- Tiến hành phân cấp trong quản lý KH&CN.
- Đa dạng hóa thành phần tham gia hoạt động KH&CN.
- Đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN.
Thực tế cho thấy, xóa bỏ cơ chế cũ là đòi hỏi bức xúc và là quá trình phức tạp nhưng đó là đòi hỏi khách quan, cần phải xây dựng lộ trình đổi mới, thực hiện nghiêm túc. Trên cơ sở đổi mới cơ chế hoạt động KH&CN có thể tiến hành có hiệu quả việc thay đổi cơ cấu của hệ thống KH&CN và nâng cao trình độ KH&CN.
Nhiều chuyên gia cho rằng: Đối tượng đổi mới là các quan hệ tập trung mang tính chất quan liêu và quan hệ bao cấp mang tính chất "xin-cho", nặng về quan hệ - hình thức, không tính kỹ hiệu quả kinh tế - xã hội từng thống trị trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp; nghĩa là có yếu tố phù hợp với thời gian trước nhưng nhưng hiện nay đã lạc hậu, kìm hãm sự phát triển. So với những gì tồn tại của hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN ở Việt Nam thì đổi mới là cuộc cách mạng căn bản và toàn diện trên các mặt: Kế hoạch hóa, cơ chế giao nhiệm vụ, cơ chế cấp phát tài chính, thành phần tham gia hoạt động KG&CN, phương thức đánh giá kết quả nghiên cứu, phân cấp quản lý.
Đất nước ta đang có nhiều bước chuyển đổi trong nhiều lĩnh vực. Chắc chắn, việc đổi mới thể chế QLNN về khoa học, công nghệ sẽ có những kết quả tốt, kích thích mạnh mẽ được hoạt động khoa học - công nghệ và những chuyên gia, trí thức, những người lao động trong môi trường này được phát huy sức mạnh của khoa học - công nghệ, làm cho Việt Nam cất cánh được trong thế kỷ này.
(Tạp chí Công nghiệp, số 5/2009, tr.42-43)

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập228
  • Hôm nay45,160
  • Tháng hiện tại1,343,467
  • Tổng lượt truy cập4,048,671
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây