Internet, cũng như các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Tumblr là một mảnh đất màu mỡ cho các loại tội phạm công nghệ cao, sử dụng khả năng công nghệ thông tin để kiếm lợi bất chính. Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng này ngày một đa dạng và tinh vi, đòi hỏi người sử dụng Internet và mạng xã hội cần tăng cường cảnh giác và biết cách tự bảo vệ mình.
Thủ đoạn ngày một đa dạng, tinh vi
Trao đổi với phòng viên, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao PC50 (Công an thành phố Hà Nội) cho biết: Từ thực tiễn công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao gần đây trên địa bàn Thủ đô, lực lượng chức năng nhận thấy, hành vy và thủ đoạn của các đối tượng ngày một đa dạng và tinh vi.
Một trong những thủ đoạn đang nổi lên thời gian gần đây chính là việc các đối tượng sử dụng các tài khoản Facebook đã bị hack và đăng các tin đồn thất thiệt, tin tức mang tính chất khiêu dâm, giật gân, gây hoang mang dư luận. Các thông tin thất thiệt được đối tượng đăng dưới dạng thông tin trên trang cá nhân hoặc nhóm (group), người dùng ngay sau khi click vào đường dẫn sẽ lập tức bị chuyển tới một trang web khác.
Việc điều hướng người dùng sẽ giúp các đối tượng có được khoản lợi từ số lượt theo dõi cho các trang web.
Lấy dẫn chứng cho thủ đoạn trên, lãnh đạo phòng PC50 cho biết: ngày 27/4 vừa qua, cơ quan chức năng đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Ngô Bá Sơn (sinh năm 1984) và Vũ Văn Bằng (sinh năm 1989), cùng trú tại Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) về hành vy tung tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận nhằm hưởng lợi bất chính hơn 20 triệu đồng.
Sở dĩ 2 đối tượng Sơn và Bằng dễ dàng sử dụng hàng loạt các tài khoản cá nhân bị tước đoạt để đăng tải tin thất thiệt chính từ một thủ đoạn khác rất đỗi quen thuộc với người dùng Facebook nhưng lại có quá nhiều người vướng phải: đối tượng gửi tới người dùng 1 đường link (chứa mã độc), lừa nạn nhân nhập email, mật khẩu và ngay lập tức chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản Facebook.
Các tài khoản bị hack hoặc được sử dụng để lừa bạn bè, người thân của nạn nhân nạp thẻ điện thoại hoặc bán lại cho các đối tượng khác nhằm sử dụng với mục đích xấu.
Ngoài các thủ đoạn trên mạng xã hội, các thủ đoạn lợi dụng trên mạng Internet cũng đang tràn lan đáng báo động như: nhắn tin gọi điện lừa đảo trúng thưởng, lập các website giả mạo trúng thưởng tri ân khách hàng, tất cả đều có chung thủ đoạn lừa những người dùng cả tin nộp tiền làm thủ tục nhận thưởng để chiếm đoạt.
Tình trong khoảng 4 tháng đầu năm 2015, Phòng PC 45 đã tiến hành điều tra, triệt phá hơn 10 vụ việc lợi dụng Internet, mạng xã hội Facebook để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cũng như kiếm lợi bất chính, ra lệnh bắt giữ hàng chục đối tượng liên quan.
Người dùng cần nâng cao cảnh giác, biết cách bảo vệ mình
Trước những diễn biến ngày một phức tạp của các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao trên Internet hay mạng xã hội, Đại tá Lê Hồng Sơn - Trưởng phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao PC50 (Công an thành phố Hà Nội) đã đưa ra một số khuyến cáo dành cho người dùng Internet.
Theo Đại tá, trước các tin tức giật gân, có tính chất khiêu dâm, bạo lực, có biểu hiện thất thiệt để câu view trên mạng Internet và mạng xã hội, người dùng tuyệt đối không truy cập vào xem. Trong trường hợp lỡ tay truy cập vào đường link, cần nhanh chóng thay đổi mật khẩu của trang cá nhân để tránh mất tài khoản.
Đối với thủ đoạn giả danh bạn bè, người thân để nạp thẻ điện thoại, người dùng cần có biện pháp kiểm tra, xác thực thông tin.
Một thủ đoạn khác là việc các đối tượng mạo danh các website của nhà mạng, hoặc tung tin thất thiệt về các chương trình khuyến mãi để lừa đảo người dùng nạp thẻ. Đại tá Lê Hồng Sơn khẳng định: “Tất cả các hoạt động trúng thưởng, tri ân và các hoạt động chính thức khác chỉ được đăng tải trên website chính thức của nhà mạng hoặc các kênh truyền thông chính thống. Người dùng khi nạp thẻ trực tuyến nên chọn nạp từ website nhà mạng và các đối tác hoặc dịch vụ Internet Banking (dịch vụ ngân hàng trực tuyến do các ngân hàng cung cấp).
Trước khi đăng nhập vào trang xã hội hay trang thư điện tử, người dùng cần kiểm tra kỹ trên thanh địa chỉ để tránh truy cập vào địa chỉ giả. Ví dụ như trang Facebook: https://www.facebook.com/ hoặc Gmail: https://www.gmail.com, trong đó dòng chữ https có màu xanh lá cây. Bên cạnh đó, khi đặt mật khẩu, người dùng nên chọn cho mình 1 mật khẩu an toàn trên 8 ký tự với đầy đủ chữ thường, chữ hoa và chữ số.
Một số khuyến cáo khác cũng được phòng PC50 đưa ra với mục đích tăng cường khả năng tự bảo vệ mình cho người dùng như: không truy cập website lạ, cài đặt phần mềm chống virus, hạn chế dùng máy người lạ, máy tại cửa hàng Internet cho các hoạt động trao đổi thông tin cá nhân, không dùng email cơ quan cho việc giao dịch, trao đổi thông tin cá nhân.../.
Võ Phương (Vietnam+)
Trao đổi với phòng viên, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao PC50 (Công an thành phố Hà Nội) cho biết: Từ thực tiễn công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao gần đây trên địa bàn Thủ đô, lực lượng chức năng nhận thấy, hành vy và thủ đoạn của các đối tượng ngày một đa dạng và tinh vi.
Một trong những thủ đoạn đang nổi lên thời gian gần đây chính là việc các đối tượng sử dụng các tài khoản Facebook đã bị hack và đăng các tin đồn thất thiệt, tin tức mang tính chất khiêu dâm, giật gân, gây hoang mang dư luận. Các thông tin thất thiệt được đối tượng đăng dưới dạng thông tin trên trang cá nhân hoặc nhóm (group), người dùng ngay sau khi click vào đường dẫn sẽ lập tức bị chuyển tới một trang web khác.
Việc điều hướng người dùng sẽ giúp các đối tượng có được khoản lợi từ số lượt theo dõi cho các trang web.
Lấy dẫn chứng cho thủ đoạn trên, lãnh đạo phòng PC50 cho biết: ngày 27/4 vừa qua, cơ quan chức năng đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Ngô Bá Sơn (sinh năm 1984) và Vũ Văn Bằng (sinh năm 1989), cùng trú tại Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) về hành vy tung tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận nhằm hưởng lợi bất chính hơn 20 triệu đồng.
Sở dĩ 2 đối tượng Sơn và Bằng dễ dàng sử dụng hàng loạt các tài khoản cá nhân bị tước đoạt để đăng tải tin thất thiệt chính từ một thủ đoạn khác rất đỗi quen thuộc với người dùng Facebook nhưng lại có quá nhiều người vướng phải: đối tượng gửi tới người dùng 1 đường link (chứa mã độc), lừa nạn nhân nhập email, mật khẩu và ngay lập tức chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản Facebook.
Các tài khoản bị hack hoặc được sử dụng để lừa bạn bè, người thân của nạn nhân nạp thẻ điện thoại hoặc bán lại cho các đối tượng khác nhằm sử dụng với mục đích xấu.
Ngoài các thủ đoạn trên mạng xã hội, các thủ đoạn lợi dụng trên mạng Internet cũng đang tràn lan đáng báo động như: nhắn tin gọi điện lừa đảo trúng thưởng, lập các website giả mạo trúng thưởng tri ân khách hàng, tất cả đều có chung thủ đoạn lừa những người dùng cả tin nộp tiền làm thủ tục nhận thưởng để chiếm đoạt.
Tình trong khoảng 4 tháng đầu năm 2015, Phòng PC 45 đã tiến hành điều tra, triệt phá hơn 10 vụ việc lợi dụng Internet, mạng xã hội Facebook để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cũng như kiếm lợi bất chính, ra lệnh bắt giữ hàng chục đối tượng liên quan.
Người dùng cần nâng cao cảnh giác, biết cách bảo vệ mình
Trước những diễn biến ngày một phức tạp của các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao trên Internet hay mạng xã hội, Đại tá Lê Hồng Sơn - Trưởng phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao PC50 (Công an thành phố Hà Nội) đã đưa ra một số khuyến cáo dành cho người dùng Internet.
Theo Đại tá, trước các tin tức giật gân, có tính chất khiêu dâm, bạo lực, có biểu hiện thất thiệt để câu view trên mạng Internet và mạng xã hội, người dùng tuyệt đối không truy cập vào xem. Trong trường hợp lỡ tay truy cập vào đường link, cần nhanh chóng thay đổi mật khẩu của trang cá nhân để tránh mất tài khoản.
Đối với thủ đoạn giả danh bạn bè, người thân để nạp thẻ điện thoại, người dùng cần có biện pháp kiểm tra, xác thực thông tin.
Một thủ đoạn khác là việc các đối tượng mạo danh các website của nhà mạng, hoặc tung tin thất thiệt về các chương trình khuyến mãi để lừa đảo người dùng nạp thẻ. Đại tá Lê Hồng Sơn khẳng định: “Tất cả các hoạt động trúng thưởng, tri ân và các hoạt động chính thức khác chỉ được đăng tải trên website chính thức của nhà mạng hoặc các kênh truyền thông chính thống. Người dùng khi nạp thẻ trực tuyến nên chọn nạp từ website nhà mạng và các đối tác hoặc dịch vụ Internet Banking (dịch vụ ngân hàng trực tuyến do các ngân hàng cung cấp).
Trước khi đăng nhập vào trang xã hội hay trang thư điện tử, người dùng cần kiểm tra kỹ trên thanh địa chỉ để tránh truy cập vào địa chỉ giả. Ví dụ như trang Facebook: https://www.facebook.com/ hoặc Gmail: https://www.gmail.com, trong đó dòng chữ https có màu xanh lá cây. Bên cạnh đó, khi đặt mật khẩu, người dùng nên chọn cho mình 1 mật khẩu an toàn trên 8 ký tự với đầy đủ chữ thường, chữ hoa và chữ số.
Một số khuyến cáo khác cũng được phòng PC50 đưa ra với mục đích tăng cường khả năng tự bảo vệ mình cho người dùng như: không truy cập website lạ, cài đặt phần mềm chống virus, hạn chế dùng máy người lạ, máy tại cửa hàng Internet cho các hoạt động trao đổi thông tin cá nhân, không dùng email cơ quan cho việc giao dịch, trao đổi thông tin cá nhân.../.
Võ Phương (Vietnam+)