Nguy cơ nhiễm hóa chất và kim loại nặng từ đồ dùng học tập rẻ tiền

Những sản phẩm đồ dùng học tập có giá chỉ vài ngàn đồng/sản phẩm, đa phần nguồn gốc từ Trung Quốc nhập về. Học sinh tiểu học cầm, nắm thậm chí là ngậm, cắn, rất dễ nhiễm hóa chất, kim loại nặng vào cơ thể, ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng Lơ mơ xuất xứ đồ dùng học tập rẻ tiền Trước thềm năm học 2015 - 2016, nhiều cửa hàng văn phòng phẩm đã nhập về số lượng lớn đồ dùng học tập cung ứng cho thị trường. Theo quan sát và tìm hiểu, có nhiều đồ dùng không rõ nguồn gốc, giá rẻ và bắt mắt được bày bán công khai. Tại nhiều cửa hàng văn phòng phẩm trên địa bàn Hà Nội, các sản phẩm được bày bán tràn lan và chủ yếu sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đối tượng khách hàng mua sản phẩm chủ yếu là phụ huynh có con là học sinh tiểu học, để thu hút được đối tượng khách hàng này mẫu mã sản phẩm luôn là vấn đề các chủ cửa hàng quan tâm.
Nguy cơ nhiễm hóa chất và kim loại nặng từ đồ dùng học tập rẻ tiền

Với rất nhiều hình thù, màu sắc bắt mắt những sản phẩm đó đã thành công trong việc thu hút khách mua. Thế nhưng những sản phẩm như vậy thường không có nhãn mác hoặc chỉ có một vài dòng chữ giới thiệu về sản phẩm bằng chữ Trung Quốc.

Những sản phẩm như vậy thường có giá thành rất rẻ, nhưng về chất lượng thì không có cơ sở nào đảm bảo cho sự an toàn đó. Một bộ tẩy đủ hình thù, màu sắc như các loại trái cây, bánh, kem... có giá từ 5.000 đến 15.000đ. Các loại bút mực, bút nước, bút xóa... chỉ có giá giao động dưới 10.000đ. Đặc biệt những dụng cụ được trang trí bởi chất lỏng sóng sánh lạ mắt được học sinh ưa thích như cục chặn giấy, bút nhớ dòng, gọt bút chì... có giá chưa tới 30.000đ

Tại các cửa hàng thuộc đường Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội, nơi tập chung nhiều trường tiểu học, trung học xung quanh bày bán tràn lan những sản phẩm như vậy. Khi được hỏi các đồ dùng này có nguồn gốc từ đâu, chủ cửa hàng trả lời "Chị thấy mẫu mã đẹp nên nhập về bán thôi, nguồn gốc em tự nhìn trên sản phẩm đấy, nhiều sản phẩm gia công họ làm bao bì đơn giản nên không có thông tin."

Điều đặc biệt rất ít khách hàng tỏ ra quan tâm về nguồn gốc sản phẩm, họ lựa chọn sản phẩm dựa trên mẫu mã. Chị Phương Linh (26 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: "Con trai tôi năm nay vào lớp một. Đồ dùng của cháu tôi cũng không mua cố định ở đâu cả, cứ tiện đường thì mua. Nói chung tôi thường chọn mua những sản phẩm tiện cho con mình sử dụng, mẫu mã không quan trọng nhưng đôi khi cũng lựa chọn theo sở thích của cháu".

Tiềm ẩn nguy cơ độc hại      

Trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất phải sử dụng các chất phụ gia cũng như các chất hóa học để sản phẩm gia công đạt được hình thức như mong muốn. Nhiều đồ dùng không chỉ có màu sắc sặc sỡ, hình dạng đa dạng mà còn có mùi thơm hấp dẫn nên trong quá trình sử dụng, trẻ không chỉ tiếp xúc qua da tay, qua đường hô hấp mà nhiều trẻ còn có thói quen ngậm đồ dùng học tập. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ như dị ứng da, ngộ độc, thậm chí có thể gây biến chứng lâu dài.

Kết quả phân tích của Viện Công nghệ hóa học (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) cho thấy chất lỏng trong sản phẩm chặn giấy chứa một số kim loại nặng bao gồm chì, asen, Cd (cadmium) với hàm lượng khá cao. Các nhà khoa học tại đây cảnh báo khi nuốt Cd (độc hại chẳng kém thủy ngân), asen và chì vào cơ thể với hàm lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc cấp tính, dẫn đến tử vong. Gần đây nhất cũng có vụ việc một bé trai ở TP Vinh, Nghệ An vào ngày 9-5 vì uống nhầm dung dịch lỏng chảy ra từ hộp nhựa đựng tăm vấn đề chất lỏng độc hại được sử dụng trong trang trí sản phẩm càng được đề cao hơn.

Gần đây Báo Pháp Luật TP.HCM đã mang mẫu kiểm tra Thanh chặn giấy, kết quả cho thấy sản phẩm có chứa các chất độc hại nguy hiểm tới sức khỏe như kim loại nặng, asen, Cd...

Ngoài ra vào hồi tháng 6-2014 Cơ quan giám sát ô nhiễm Liên minh EcoWaste (Philippines) cũng phát hiện ra rằng một số đồ dùng học tập được bán tại Manila và Makati bao gồm ba lô, bảng đen và màu vẽ chứa độc tố ở mức báo động. Cụ thể các sản phẩm có lượng chì ở mức cao nhất gồm sản phẩm màu vàng có đính đinh tnas chứa 140.000 phần triệu (ppm) chì. Những độc chất này nếu chị nhiễm phải sẽ làm giảm chỉ số IQ ở trẻ. Điều này cũng đi ngược lại với quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cấm sử dụng chì trong sản xuất đồ dùng.

Với những cảnh báo và sự việc đã diễn ra các bậc phụ huynh cần phải có sự cảnh giác trong việc lựa chọn những sản phẩm cho con mình. Những sản có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và thành phần sản phẩm rõ ràng hoặc đã được xác định có an toàn tại Việt Nam sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được những ảnh hưởng từ các chất độc hại và sẽ có mội trường tốt để phát huy trong học tập.

Phương Liên


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay60,076
  • Tháng hiện tại1,191,819
  • Tổng lượt truy cập3,897,023
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây