Kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa Lth31 và PC6

Vụ xuân 2016, Viện Cây lượng thực và Cây thực phẩm triển khai “Mô hình sản xuất thử các giống lúa PC26 và LTh31” với quy mô 120ha (PC26: 50ha và LTh31: 70ha) tại các xã An Châu (TP. Hải Dương, 15ha), xã Hưng Long (huyện Ninh Giang, 15ha), xã Đông Kỳ và Tứ Xuyên (huyện Tứ Kỳ, 55ha) và phường Chí Minh (TX. Chí Linh, 35ha), giống đối chứng là Khang dân 18.
 Kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa Lth31 và PC6
Tại hội thảo đầu bờ cho thấy các giống lúa đã thể hiện được những ưu điểm vượt trội của mình so với giống đối chứng. Giống lúa PC26 sinh trưởng phát triển tốt, khả năng đẻ nhánh khỏe, lá xanh nhạt, bản lá hẹp, chiều cao cây trung bình từ 100-105cm, cứng cây nên khả năng chống đổ tốt. Những ngày vừa qua (24, 25/5/2016) mưa to, gió lớn nhiều giống lúa khác gần mô hình bị đổ nghiêng, thậm chí đổ sát mặt ruộng nhưng giống lúa PC26 không hề bị ảnh hưởng. Chống chịu sâu bệnh tốt, nhất là bệnh đạo ôn và bạc lá, nhiễm nhẹ khô vằn; chịu lạnh tốt, chịu nóng khá; trỗ bông tập trung, hạt xếp xít, tỷ lệ hạt chắc cao (>90%), số hạt trên bông trung bình 160 hạt/bông, trọng lượng 1.000 hạt là 24g; gạo trắng trong, cơm ráo, dẻo, vị đậm, là gạo hàng hóa, gạo chất lượng; tiềm năng năng suất cao, năng suất bình quân ước đạt 67 tạ/ha.
Giống LTh31 là giống lúa thuần chất lượng do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) chọn tạo, là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn tương đương giống lúa Khang dân 18. Qua thực tế sản xuất cho thấy, cùng phương pháp gieo cấy, lượng phân bón và kỹ thuật chăm sóc như nhau nhưng giống lúa LTh31 sinh trưởng và phát triển khỏe, đẻ nhánh tập trung, chống đổ khá, dạng hình đẹp; khả năng chống chịu sâu bệnh khá, nhiễm bệnh khô vằn nhẹ, chưa có dấu hiệu xuất hiện bệnh đạo ôn, bạc lá; lá đòng đứng, tỷ lệ bông hữu hiệu cao, bông to, nhiều hạt, hạt thóc hơi bầu dài; gạo trắng trong, cơm dẻo và ngon, vị đậm; năng suất trung bình giống lúa LTh31 ước đạt 72 tạ/ha. Giống lúa LTh31 là giống chịu thâm canh cao, thích hợp gieo cấy trên chân đất vàn và vàn thấp, độ thuần đồng ruộng khá ổn định.
Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đánh giá cao kết quả sản xuất 2 giống lúa PC26 và LTh31, so với giống đối chứng Khang dân 18 được cấy nhiều năm tại địa phương, cả hai giống đều chứng minh được những đặc tính ưu việt của mình so với giống đối chứng (cứng cây, chống đổ tốt hơn; chống chịu sâu bệnh tốt hơn; cơm mềm, ngon, chất lượng cao hơn nhiều; và quan trọng hơn cả là năng suất cao hơn, cho hiệu quả kinh tế hơn). Các đại biểu tham dự cũng đề nghị Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục cho triển khai và nhân rộng trong các vụ tới để khẳng định năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng thích nghi của giống với điều kiện tự nhiên Hải Dương, nhất là những chân ruộng trồng rau màu vụ đông.
Nguyễn Thị Ánh

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay45,253
  • Tháng hiện tại1,070,457
  • Tổng lượt truy cập3,775,661
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây