Theo báo cáo đánh giá trình độ công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Công Thương tiến hành, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam còn ở mức trung bình, thậm chí trong một số ngành công nghiệp trình độ công nghệ còn ở dưới mức trung bình. Do vậy việc thực hiện tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng ở nhiều doanh nghiệp còn ở mức rất "khiêm tốn".
Hiện nay, nhiều DNNVV vẫn sử dụng các thiết bị công nghệ rất lạc hậu trên 30 năm, thậm chí có những dây chuyền thiết bị đã hoạt động trên 50 năm. Hơn nữa, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên vận hành thiết bị trong các DNNVV thường rất hạn chế và không được đào tạo một cách có hệ thống. Các phương pháp và giải pháp tiết kiệm năng lượng quan trọng như kiểm toán năng lượng, quản lý năng lượng... cũng chưa được nhiều DNNVV biết đến. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến suất tiêu hao năng lượng trong các ngành công nghiệp ở nước ta cao hơn các nước trong khu vực, cũng như trung bình của thế giới; như trong ngành thép: Việt Nam gấp 2,2 lần Trung Quốc và các nước châu Âu, ngành giấy: gấp 2 lần mức trung bình của thế giới. Theo nhiều báo cáo kiểm toán năng lượng đã được tiến hành, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong khu vực DNNVV là rất lớn, có thể lên đến 60%-70% đối với các doanh nghiệp sản xuất gạch và gốm sứ, nếu các doanh nghiệp này áp dụng các công nghệ mới sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Kết quả thực hiện dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các DNNVV (PECSME) cũng đã chứng minh việc áp dụng các biện pháp/công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng là rất khả thi và mang lại lợi ích kinh tế - tài chính đáng kể cho doanh nghiệp. Như việc chuyển đổi từ công nghệ nung gạch thủ công sang công nghệ lò nung gạch kiểu đứng, đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được từ 30%-60% chi phí năng lượng; việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng thông qua việc cải thiện hệ thống chiếu sáng, lắp biến tần, nâng cấp và bảo ôn hệ thống cung cấp hơi... đã giúp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, giấy và bột giấy tiết kiệm được từ 4%-15% chi phí năng lượng. Tuy nhiên, dự án PECS ME mới chỉ làm thí điểm trong 5 ngành là gạch, gốm sứ, chế biến thực phẩm, dệt may, giấy, bột giấy và dự án đã kết thúc từ ngày 30/6/2011. Để tiếp tục thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp, công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng rộng khắp ở các DNNVV của tất cả các ngành công nghiệp, Nhà nước cần thực thi một loạt chính sách khuyến khích và chương trình hành động hỗ trợ cụ thể. Hiện nay, một số công cụ tài chính và chính sách thuế thúc đẩy chuyển giao công nghệ mới, trong đó công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đã được quy định rõ trong Luật Chuyển giao công nghệ và Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, để giúp DNNVV tiếp cận được các hỗ trợ này thì cần phải có những hướng dẫn cụ thể. Việc này có thể thực hiện thông qua một chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu sử dụng các dạng năng lượng như điện, than, dầu, khí và củi/phế phẩm nông nghiệp, trong đó tiêu thụ điện, than và dầu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Theo báo cáo của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng Quốc gia, khu vực sản xuất công nghiệp tiêu thụ trên 14 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) năm 2007. Theo dự báo, mức tiêu thụ này tăng đến 33,5 triệu TOE năm 2020 và 50,5 triệu TOE năm 2030. Trong đó, mức tiêu thụ năng lượng của các DNNVV chiếm tỷ trọng khoảng từ 45%-50% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp. Tuy nhiên, việc biến tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các doanh nghiệp thành hiện thực còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ của cán bộ và công nhân, tiềm lực về tài chính của doanh nghiệp...
Ông Trần Quốc Thắng, Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án "Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cho biết: Theo kinh nghiệm rút ra khi thực hiện dự án PECS ME, mức tiết kiệm và giảm phát thải khí nhà kính thực tế đạt được của dự án trong các ngành có giải pháp chuyển đổi công nghệ tiết kiệm năng lượng, thường ở mức cao (gạch từ 30%-60%, gốm từ 15%-40%) và đúng bằng với mức tiềm năng được xác định trong các báo cáo kiểm toán sơ bộ và nghiên cứu khả thi. Như việc, thay đổi lò thủ công nung gạch bằng củi/than sang công nghệ lò nung gạch liên tục kiểu đứng; hoặc thay thế lò nung và sấy gốm thủ công bằng than sang lò nung và sấy bằng khí hóa lỏng LPG, có thể tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải rất cao. Các hoạt động sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong khu vực DNNVV đã được thực hiện tại 25 tỉnh/thành phố. Nhưng để các hoạt động này được nhân rộng ra khắp các tỉnh/thành phố và đảm bảo sự phát triển bền vững hơn nữa của các hoạt động này, cần có sự hỗ trợ của các ngành, các cấp.
Kết quả thực hiện các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong ngành gạch, gốm sứ đã cho thấy, việc chuyển giao công nghệ là một hướng chủ yếu đóng góp vào việc giảm mức tiêu hao năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp cũng như các nhà sản xuất thiết bị, chế tạo máy móc trong nước và các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn triển khai và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp. Hơn nữa, việc hỗ trợ tài chính có vai trò rất quan trọng trong xúc tiến thực hiện các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong giai đoạn đầu hình thành thị trường như hiện nay ở Việt Nam. Nếu không có các khuyến khích tài chính và hỗ trợ vốn đầu tư cụ thể, dễ dàng tiếp cận, thì việc thực hiện các biện pháp, công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cần vốn đầu tư lớn sẽ rất hạn chế.
Kết quả thực hiện dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các DNNVV (PECSME) cũng đã chứng minh việc áp dụng các biện pháp/công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng là rất khả thi và mang lại lợi ích kinh tế - tài chính đáng kể cho doanh nghiệp. Như việc chuyển đổi từ công nghệ nung gạch thủ công sang công nghệ lò nung gạch kiểu đứng, đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được từ 30%-60% chi phí năng lượng; việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng thông qua việc cải thiện hệ thống chiếu sáng, lắp biến tần, nâng cấp và bảo ôn hệ thống cung cấp hơi... đã giúp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, giấy và bột giấy tiết kiệm được từ 4%-15% chi phí năng lượng. Tuy nhiên, dự án PECS ME mới chỉ làm thí điểm trong 5 ngành là gạch, gốm sứ, chế biến thực phẩm, dệt may, giấy, bột giấy và dự án đã kết thúc từ ngày 30/6/2011. Để tiếp tục thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp, công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng rộng khắp ở các DNNVV của tất cả các ngành công nghiệp, Nhà nước cần thực thi một loạt chính sách khuyến khích và chương trình hành động hỗ trợ cụ thể. Hiện nay, một số công cụ tài chính và chính sách thuế thúc đẩy chuyển giao công nghệ mới, trong đó công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đã được quy định rõ trong Luật Chuyển giao công nghệ và Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, để giúp DNNVV tiếp cận được các hỗ trợ này thì cần phải có những hướng dẫn cụ thể. Việc này có thể thực hiện thông qua một chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu sử dụng các dạng năng lượng như điện, than, dầu, khí và củi/phế phẩm nông nghiệp, trong đó tiêu thụ điện, than và dầu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Theo báo cáo của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng Quốc gia, khu vực sản xuất công nghiệp tiêu thụ trên 14 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) năm 2007. Theo dự báo, mức tiêu thụ này tăng đến 33,5 triệu TOE năm 2020 và 50,5 triệu TOE năm 2030. Trong đó, mức tiêu thụ năng lượng của các DNNVV chiếm tỷ trọng khoảng từ 45%-50% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp. Tuy nhiên, việc biến tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các doanh nghiệp thành hiện thực còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ của cán bộ và công nhân, tiềm lực về tài chính của doanh nghiệp...
Ông Trần Quốc Thắng, Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án "Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cho biết: Theo kinh nghiệm rút ra khi thực hiện dự án PECS ME, mức tiết kiệm và giảm phát thải khí nhà kính thực tế đạt được của dự án trong các ngành có giải pháp chuyển đổi công nghệ tiết kiệm năng lượng, thường ở mức cao (gạch từ 30%-60%, gốm từ 15%-40%) và đúng bằng với mức tiềm năng được xác định trong các báo cáo kiểm toán sơ bộ và nghiên cứu khả thi. Như việc, thay đổi lò thủ công nung gạch bằng củi/than sang công nghệ lò nung gạch liên tục kiểu đứng; hoặc thay thế lò nung và sấy gốm thủ công bằng than sang lò nung và sấy bằng khí hóa lỏng LPG, có thể tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải rất cao. Các hoạt động sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong khu vực DNNVV đã được thực hiện tại 25 tỉnh/thành phố. Nhưng để các hoạt động này được nhân rộng ra khắp các tỉnh/thành phố và đảm bảo sự phát triển bền vững hơn nữa của các hoạt động này, cần có sự hỗ trợ của các ngành, các cấp.
Kết quả thực hiện các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong ngành gạch, gốm sứ đã cho thấy, việc chuyển giao công nghệ là một hướng chủ yếu đóng góp vào việc giảm mức tiêu hao năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp cũng như các nhà sản xuất thiết bị, chế tạo máy móc trong nước và các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn triển khai và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp. Hơn nữa, việc hỗ trợ tài chính có vai trò rất quan trọng trong xúc tiến thực hiện các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong giai đoạn đầu hình thành thị trường như hiện nay ở Việt Nam. Nếu không có các khuyến khích tài chính và hỗ trợ vốn đầu tư cụ thể, dễ dàng tiếp cận, thì việc thực hiện các biện pháp, công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cần vốn đầu tư lớn sẽ rất hạn chế.
(TheoTongcucmoitruong)