Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng các đại biểu đã thành kính dâng hương tưởng niệm 685 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả.
Tối 20.2 (16 tháng giêng), Ban Tổ chức Lễ hội mùa xuân tổ chức trọng thể Lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019, tưởng niệm 685 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334-2019).
Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước tới dự. Cùng dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; Phạm Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Các đại biểu dự Lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019
Các đồng chí: Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ngài Yeom Tae Young, Thị trưởng TP Suwon (Hàn Quốc); các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP Hải Phòng; các chức sắc tôn giáo, tín đồ phật tử cùng đông đảo nhân dân, du khách thập phương... dự lễ khai hội.
Trong diễn văn tưởng niệm 685 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả, đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nhấn mạnh: Từ thế kỷ XIV, Côn Sơn đã trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Thiền phái Trúc Lâm - một Thiền phái thuần Việt góp phần làm nên sức mạnh “Đông A” - điểm tựa tinh thần cho quân dân Đại Việt giữ vững nền độc lập chủ quyền trước âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch. Mỗi độ xuân về, đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài lại nô nức về trẩy hội, thắp nén tâm hương để tưởng nhớ vị tổ Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh trống khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019
Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thuộc dòng dõi quan lại nhà Lý, sinh vào tháng giêng, năm Giáp Dần - năm Nguyên Phong thứ tư (1254) tại hương Vạn Tư, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đương thời, Huyền Quang là một trong những trí thức tài năng, nổi tiếng thơ văn, đã làm việc tại Viện Hàn lâm nhà Trần và được giao tiếp sứ Bắc triều. Song, cũng như vua Trần Nhân Tông, ông đã từ bỏ chốn quan trường, tìm đến với tôn giáo, kiên trì học đạo và biên soạn kinh sách. Huyền Quang cùng Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông đã về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương phật pháp, lập đài Cửu Phẩm Liên Hoa, biên soạn kinh sách để truyền lại cho đời sau. Ngày 23 tháng giêng năm 1334, ông viên tịch tại chùa Côn Sơn, thọ 80 tuổi. Ngày viên tịch của ông đã trở thành ngày giỗ tổ của chùa Côn Sơn hằng năm.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đón tiếp ngài Yeom Tae Young, Thị trưởng TP Suwon (Hàn Quốc) dự Lễ khai hội
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái khẳng định, gần 7 thế kỷ qua, Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng không chỉ của riêng vùng đất Hải Dương mà trở thành dòng chảy liên tục “hội tụ, kết tinh và lan tỏa” bằng sức sống văn hóa, bằng tâm nguyện của hàng triệu triệu đồng bào Việt Nam. Và rồi từ đây, tinh thần ấy, ý chí ấy lại lan tỏa, ăn sâu vào tâm thức mỗi gia đình, mỗi người dân yêu nước, với tấm lòng hướng thiện, có vị thế quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đọc diễn văn tưởng niệm 685 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, hình ảnh và lời căn dặn của Bác Hồ đọc bia khi Người về thăm Côn Sơn ngày 15.2.1965 chính là sự thể hiện một cách cụ thể, sinh động chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng, phấn đấu trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Những năm qua, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tại khu di tích Côn Sơn luôn được tỉnh Hải Dương quan tâm bảo tồn và phát huy, các công trình tiêu biểu đã và đang được tu bổ, phục dựng...
Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy đánh trống khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019.
Nhân dân và du khách thập phương dâng hương tưởng niệm 685 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả
Sau tiếng trống khai hội, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng các đại biểu, nhân dân và du khách thập phương đã thành kính dâng hương tưởng niệm 685 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả.
Kết thúc chương trình, các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu, nhân dân và du khách thập phương đã được theo dõi Chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề "Về nơi nhân kiệt địa linh" do tập thể diễn viên, nhạc công Nhà hát Chèo Hải Dương biểu diễn. Hoạt cảnh do TS Trần Đình Ngôn viết kịch bản kiêm tổng đạo diễn, nội dung giới thiệu, quảng bá, mời gọi du khách bốn phương về trẩy hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, cùng lễ Phật, thánh, thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú...
Trong diễn văn tưởng niệm 685 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả, đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nhấn mạnh: Từ thế kỷ XIV, Côn Sơn đã trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Thiền phái Trúc Lâm - một Thiền phái thuần Việt góp phần làm nên sức mạnh “Đông A” - điểm tựa tinh thần cho quân dân Đại Việt giữ vững nền độc lập chủ quyền trước âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch. Mỗi độ xuân về, đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài lại nô nức về trẩy hội, thắp nén tâm hương để tưởng nhớ vị tổ Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh trống khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019
Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thuộc dòng dõi quan lại nhà Lý, sinh vào tháng giêng, năm Giáp Dần - năm Nguyên Phong thứ tư (1254) tại hương Vạn Tư, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đương thời, Huyền Quang là một trong những trí thức tài năng, nổi tiếng thơ văn, đã làm việc tại Viện Hàn lâm nhà Trần và được giao tiếp sứ Bắc triều. Song, cũng như vua Trần Nhân Tông, ông đã từ bỏ chốn quan trường, tìm đến với tôn giáo, kiên trì học đạo và biên soạn kinh sách. Huyền Quang cùng Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông đã về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương phật pháp, lập đài Cửu Phẩm Liên Hoa, biên soạn kinh sách để truyền lại cho đời sau. Ngày 23 tháng giêng năm 1334, ông viên tịch tại chùa Côn Sơn, thọ 80 tuổi. Ngày viên tịch của ông đã trở thành ngày giỗ tổ của chùa Côn Sơn hằng năm.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đón tiếp ngài Yeom Tae Young, Thị trưởng TP Suwon (Hàn Quốc) dự Lễ khai hội
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái khẳng định, gần 7 thế kỷ qua, Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng không chỉ của riêng vùng đất Hải Dương mà trở thành dòng chảy liên tục “hội tụ, kết tinh và lan tỏa” bằng sức sống văn hóa, bằng tâm nguyện của hàng triệu triệu đồng bào Việt Nam. Và rồi từ đây, tinh thần ấy, ý chí ấy lại lan tỏa, ăn sâu vào tâm thức mỗi gia đình, mỗi người dân yêu nước, với tấm lòng hướng thiện, có vị thế quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đọc diễn văn tưởng niệm 685 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, hình ảnh và lời căn dặn của Bác Hồ đọc bia khi Người về thăm Côn Sơn ngày 15.2.1965 chính là sự thể hiện một cách cụ thể, sinh động chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng, phấn đấu trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Những năm qua, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tại khu di tích Côn Sơn luôn được tỉnh Hải Dương quan tâm bảo tồn và phát huy, các công trình tiêu biểu đã và đang được tu bổ, phục dựng...
Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy đánh trống khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019.
Nhân dân và du khách thập phương dâng hương tưởng niệm 685 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả
Sau tiếng trống khai hội, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng các đại biểu, nhân dân và du khách thập phương đã thành kính dâng hương tưởng niệm 685 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả.
Kết thúc chương trình, các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu, nhân dân và du khách thập phương đã được theo dõi Chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề "Về nơi nhân kiệt địa linh" do tập thể diễn viên, nhạc công Nhà hát Chèo Hải Dương biểu diễn. Hoạt cảnh do TS Trần Đình Ngôn viết kịch bản kiêm tổng đạo diễn, nội dung giới thiệu, quảng bá, mời gọi du khách bốn phương về trẩy hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, cùng lễ Phật, thánh, thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú...
Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Về nơi nhân kiệt địa linh”
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2019 diễn ra từ ngày 14-27.2 (10-23 tháng giêng) với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn, đậm màu sắc lịch sử, văn hóa...
Theo Báo Hải Dương