Hải Dương: Xây dựng vùng sản xuất lúa giống mới, giá trị cao gắn với tiêu thụ sản phẩm

Hải Dương là tỉnh có đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là trồng lúa. Toàn tỉnh có hơn 125.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có khoảng trên 60.000 ha đất trồng lúa ổn định đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh. Sản lượng thóc của tỉnh vẫn duy trì ở mức 750.000 tấn/năm. Để xây dựng được mô hình sản xuất lúa hàng hóa ngoài các yếu tố về quy hoạch vùng sản xuất, công nghệ chế biến, quảng bá sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa, tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời có thể tạo thương hiệu gạo thơm, gạo chất lượng cao cho các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Hải Dương:  Xây dựng vùng sản xuất lúa giống mới, giá trị cao gắn với tiêu thụ sản phẩm

Từ năm 2017 - 2019, được sự cho phép của UBND tỉnh, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã thực hiện dự án:“Xây dựng vùng sản xuất lúa giống mới, giá trị cao gắn với tiêu thụ sản phẩm” do Tiến sỹ Nguyễn Trọng Khanh làm chủ nhiệm dự án với quy mô 900 ha trong các năm 2017 - 2019, 300 ha/năm, trong đó giống lúa Gia Lộc 102, 150 ha/năm, mỗi vụ 75 ha, LTh 31 150 ha/năm, mỗi vụ 75 ha tại các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Gia Lộc. Nhằm xây dựng và mở rộng vùng sản xuất lúa giống mới, giá trị cao gắn với tiêu thụ sản phẩm để bước đầu tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng lúa tỉnh Hải Dương.

Dự án đã tiến hành xây dựng mô hình giống lúa Gia Lộc 102 với quy mô 450 ha trong 3 năm 2017 - 2019 với 150 ha/năm, quy mô từ 10 - 25 ha.

Giống lúaGia Lộc 102có thời gian sinh trưởng từ 118 - 125 ngày trong vụ Xuân, 90 - 95 ngày trong vụ Mùa. Chiều cao cây trung bình từ 94,3 - 101,5 cm, lá xanh, bông trung bình, góc độ lá đòng nhỏ, hạt có màu vàng sáng, dạng hạt thon dài, chiều dài hạt gạo 7,3 mm, dài hơn so với BT7, tỷ lệ dài/rộng bằng 3,7. Khối lượng từ 24 - 26 gram/1000 hạt, số hạt/bông 141 - 171 hạt, tỷ lệ lép 12-18,6%, chất lượng hạt tốt: hạt gạo trong, không bạc bụng, cơm mềm, dẻo, có mùi thơm chất lượng cơm dẻo ngon, có mùi thơm nhẹ tương đương Bắc Thơm 7, có mức độ nhiễm sâu bệnh hại thấp tương đương và thấp hơn so với giống đối chứng BT7, khả năng chịu rét và chống đổ được đánh giá tốt hơn so với giống đối chứng.

Trong vụ Xuân, giống lúa Gia Lộc 102 đạt từ 244 - 295 bông/m2, 151 - 171 hạt/bông, tỷ lệ lép từ 12,5 - 14,8%, khối lượng từ 24,1 - 25,7 gram/1000 hạt. Vụ Xuân năm 2017, năng suất thực thu của giống lúa Gia Lộc 102 đạt được trung bình từ 60,45 - 63,33 tạ/ha cao hơn so với giống đối chứng Bắc thơm 7 đạt năng suất từ 54,37 - 57,77 tạ/ha từ 8,62-11,18%. Vụ Xuân năm 2018, năng suất của giống lúa Gia Lộc 102 đạt được cao nhất tại xã Đông Kỳ (Tứ Kỳ) đạt 68,83 tạ/ha, thấp nhất tại xã Lê Lợi (Gia Lộc) đạt 63,12 tạ/ha nhưng vẫn cao hơn so với giống đối chứng Bắc thơm 7 đạt năng suất từ 57,32 - 61,13 tạ/ha từ 10,12 - 17,90%. Vụ Xuân năm 2019, năng suất của giống lúa Gia Lộc 102 vượt trội hơn so với giống đối chứng Bắc thơm 7 đạt năng suất từ 58,16 - 60,31 tạ/ha từ 11,31 - 15,48%. Trong khi LTh 31 đạt năng suất từ 64,82 - 68,49 tạ/ha.

Trong vụ Mùa, giống lúa Gia Lộc 102 đạt từ 216 - 244 bông/m2, 141 - 163 hạt/bông, tỷ lệ lép từ 14,8 - 18,98%, khối lượng từ 24,1 - 25,5 gram/1000 hạt. Trong vụ Mùa, năng suất đạt cao hơn so với đối chứng BT7. Năm 2017, đạt từ 49,76 - 53,37 tạ/ha vượt đối chứng Bắc thơm 7 đạt năng suất từ 44,59 - 47,62 tạ/ha từ 10,67 - 16%. Năm 2018, đạt từ 51,26 - 54,72 tạ/ha vượt đối chứng Bắc thơm 7 đạt năng suất từ 43,17 - 46,22 tạ/ha từ 12,24 - 19,83%. Năm 2019, đạt từ 55,19 -59,15 tạ/ha vượt đối chứng Bắc thơm 7 đạt năng suất từ 46,84 - 49,43 tạ/ha từ 11,65 - 20,76%.

Đối với giống lúa LTh31 trong 3 năm từ năm 2017 - 2019 với quy mô 450 ha có thời gian sinh trưởngtừ130 - 135 ngày trong vụ Xuân, 105 - 110 ngày trong vụ Mùa.Chiều cao cây trung bình 103,2 - 113 cm. Dạng hình cây gọn đẹp, lá xanh, tỷ lệ lép 12,5-20,1%, khả năng đẻ nhánh khá 5 - 8 dảnh hữu hiệu/khóm. Số hạt/bông đạt 152-183 hạt/bông và khối lượngtừ 24 - 25 gram/1000 hạt. Từ năm 2017 - 2019 giống lúa LTh31 có mức độ nhiễm sâu bệnh hại thấp, tương đương BT7. Khả năng chịu rét và chống đổ cũng được đánh giá tương đương và tốt hơn so với giống đối chứng Bắc thơm 7. Trong vụ Xuân, giống lúa LTh31 đạt từ 274 - 296 bông/m2, 151 - 172 hạt/bông, tỷ lệ lép từ 12,5 - 16,9%, khối lượng 24,1 - 24,9 gram/1000 hạt. Vụ Xuân năm 2017, năng suất từ 68,11 - 73,55 tạ/ha cao hơn so với giống đối chứng Bắc thơm 7 đạt năng suất từ 54,37 - 57,77 tạ/ha từ 18,78 - 27,26%. Vụ Xuân năm 2018, năng suất đạt được cao nhất tại xã Đông Kỳ (Tứ Kỳ) từ 77,75 tạ/ha, thấp nhất tại xã Hiệp Lực (Ninh Giang) đạt 72,67 tạ/ha nhưng vẫn vượt năng suất so với giống đối chứng Bắc thơm 7 đạt năng suất từ 57,32 - 61,13 tạ/ha từ 11,54 - 31,47%. Vụ Xuân năm 2019, năng suất của giống lúa LTh 31 vẫn vượt trội hơn so với giống đối chứng Bắc thơm 7 đạt năng suất từ 58,32 - 60,31 tạ/ha từ 23,66 -29,78%. Trong khi LTh31 đạt năng suất trung bình từ 73,49 - 76,75 tạ/ha.

Trong vụ Mùa, giống lúa LTh31 đạt 235 - 280 bông/m2, 152 - 170 hạt/bông, tỷ lệ lép từ 16,8-20,1%, khối lượng từ 24,1 - 24,8 gram/1000 hạt. Trong vụ Mùa, năng suất của giống lúa LTh31 đạt cao hơn so với đối chứng BT7 qua các năm. Năm 2017, năng suất của LTh31 đạt từ 55,88 - 59,27 tạ/ha vượt đối chứng Bắc thơm 7 đạt năng suất từ 44,59 - 47,62 tạ/ha từ 22,49 - 29,27%. Năm 2018, năng suất của LTh31 đạt từ 55,46 - 60,33 tạ/ha vượt đối chứng Bắc thơm 7 đạt năng suất từ 43,17 - 49,92 tạ/ha từ 16,97 - 30,53%. Năm 2019, năng suất của LTh 31 đạt từ 60,71- 63,52 tạ/ha vượt đối chứng Bắc thơm 7 đạt năng suất từ 46,84 - 49,98 tạ/ha từ 22,79 - 30,87%.

Hiệu quả kinh tế trong mô hình sản xuất giống lúa Gia Lộc 102 so với giống đối chứng Bắc thơm 7 trong cả 3 năm cho thấy, canh tác giống lúa Gia Lộc 102 đạt hiệu quả kinh tế tăng từ 12-19% so với giống lúa đối chứng Bắc thơm 7. Trong khi đó canh tác giống lúa LTh31 đạt hiệu quả kinh tế tăng hơn so với đối chứng Bắc thơm 7 từ 17-28%.

Trong 3 năm từ năm 2017 - 2019, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã liên kết với các doanh nghiệp như Công ty CP Giống cây trồng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm; Công ty CP Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình; Công ty TNHH Hưng Cúc, nhằm tiêu thụ sản phẩm thóc gạo chất lượng cao Gia Lộc 102 và LTh31 chất lượng cao là sản phẩm của dự án đã được các doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ từ 400 - 550 tấn/vụ so với sản lượng thóc gạo được sản xuất khoảng 800 - 1000 tấn/vụ đạt tỷ lệ từ 49,30- 58,19%.

Trong 3 năm từ năm 2017 - 2019 đã triển khai thực hiện mô hình sản xuất giống lúa Gia Lộc 102 và LTh31 với quy mô 450 ha/giống mỗi mô hình từ 10-25 ha; Triển khai hỗ trợ 50% tiền thóc giống và 1.400.000 đồng/ha thuốc bảo vệ thực vật cho người dân tham gia mô hình. Giống lúa Gia Lộc 102 có thời gian sinh trưởng từ 118 - 125 ngày trong vụ Xuân và 90 - 95 ngày trong vụ Mùa, năng suất thực thu đạttừ 60,45 - 68,83 tạ/ha vượt đối chứng Bắc thơm 7 từ 8,62- 17,90% trong vụ Xuân và từ 49,76 - 59,15 tạ/ha vượt giống đối chứng từ 10,67 - 20,76% trong vụ Mùa.Giống lúa LTh31 có thời gian sinh trưởng tương đương so với giống Bắc thơm 7 130 - 135 ngày trong vụ Xuân và 105 - 110 ngày trong vụ Mùa, đạt năng suất thực thu từ 68,11 - 77,75 tạ/ha vượt Bắc thơm 7 từ 18,78 - 31,47% trong vụ Xuân và từ 55,46 - 63,52 tạ/ha vượt đối chứng BT7 từ 16,97 - 30,87% trong vụ Mùa. Hiệu quả kinh tế khi canh tác giống Gia Lộc 102 tăng từ 12 - 19% và giống lúa LTh31 tăng từ 17- 28% so với giống đối chứng Bắc thơm 7. Liên kết tiêu thụ đạt từ 400 - 550 tấn/vụ so với sản lượng thóc gạo được sản xuất khoảng 800 - 1000 tấn/vụ đạt tỷ lệ 49,30- 58,19%. Cả 2 giống lúa Gia Lộc 102 và LTh31 đều là những giống lúa ngắn ngày, năng suất và chất lượng cao cơm mềm dẻo, có mùi thơm được người dân tham gia mô hình chấp nhận.

Hai giống lúa Gia Lộc 102 và LTh 31 đã và đang được người nông dân trồng lúa ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương đón nhận và phát triển rộng, việc tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm đối với 2 giống lúa chất lượng cao Gia Lộc 102 và LTh 31 sẽ giúp người nông dân ở các vùng dự án quen dần và hình thành những vùng sản xuất lúa hàng hóa, chuyên canh lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thóc, gạo chất lượng cao của 2 giống lúa trên sẽ có được vùng nguyên liệu và thị trường ổn định, góp phần tạo mối liên kết chặt chẽ trên cơ sở hai bên cùng có lợi giữa doanh nghiệp và người sản xuất lúa. Từ đó sẽ đảm bảo việc xây dựng và duy trì được vùng sản xuất lúa hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Bài của Phạm Ninh Hải

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1+2 ra tháng 6/2020


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập236
  • Hôm nay53,673
  • Tháng hiện tại1,319,943
  • Tổng lượt truy cập4,025,147
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây