Hiệu quả đào tạo bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2010 - 2019

Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng (ĐTBD), sử dụng cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan nên hiệu quả của công tác ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã còn một số hạn chế như: Nội dung chương trình ĐTBD chưa đảm bảo yêu cầu năng lực, hoạt động thực tiễn cũng như rèn luyện tư tưởng, đạo đức tác phong cho đội ngũ CBCC cấp xã, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, nặng về truyền đạt kiến thức; đội ngũ tham gia ĐTBD CBCC cấp xã còn có hạn chế nhất định; việc sử dụng CB sau đào tạo chưa gắn với việc xem xét, đánh giá kết quả ĐTBD, có nơi chưa gắn với quy hoạch cán bộ....

Hiệu quả đào tạo bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, công chức  cấp xã giai đoạn 2010 - 2019

Trước yêu cầu trong giai đoạn mới, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, công tác ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã phải được đổi mới, nâng cao chất lượng, nhằm trang bị kiến thức LLCT, trình độ chuyên môn, tác phong lãnh đạo, tư duy khoa học góp phần làm cho đội ngũ CBCC cấp xã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Năm 2019 được sự cho phép của UBND tỉnh, Trường Chính trị tỉnh Hải Dương thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh: “Đánh giá hiệu quả ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2019 và giải pháp giai đoạn 2020 - 2025” do Thạc sỹ Bùi Quang Toản, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hải Dương làm chủ nhiệm. Nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng ĐTBD, xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền hành chính trong thời gian tới.

Toàn tỉnh hiện có 235 đảng bộ xã, phường, thị trấn tương ứng với 235 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 178 đảng bộ xã, 47 đảng bộ phường và 10 đảng bộ thị trấn).Chất lượng hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND cấp xã được nâng lên. Công tác phối hợp giữa thường trực HĐND với UBND và ủy ban MTTQ các cấp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. UBND cấp xã đã quan tâm đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, duy trì pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tổ chức bộ máy của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy vai trò dân vận, giám sát và phản biện xã hội.

Đến hết năm 2019, có 52 CBCC có trình độ tin học trung cấp; có 3842 CBCC có chứng chỉ Tin học; 02 CBCC có trình độ ngoại ngữ đại học, 2328 người có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng anh, 383 người có chứng chỉ ngoại ngữ khác.Trong đó, giai đoạn 2010-2015, đối với chương trình sơ cấp LLCT trung bình mỗi năm trung tâm bồi dưỡng khoảng 20 CBCC/huyện; giai đoạn 2016-2019, số lượng CBCC cấp xã tham gia học chương trình sơ cấp LLCT giảm sút nhiều do có những quy định mới về cấp chứng nhận tương đương hoặc đăng ký học các chương trình có trình độ LLCT cao hơn.

Giai đoạn 2010 - 2015, Sở Nội vụ đã tổ chức bồi dưỡng được 4.993 lượt các chức danh công chức. Năm 2017, Sở Nội vụ đảm nhận nhiệm vụ bồi dưỡng cho 1.362 cán bộ, công chức cấp xã ở các chương trình bồi dưỡng kiến thức về tin học, tập huấn về công tác thi đua, khen thưởng, cải cách hành chính, tôn giáo, bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm. Năm 2018, sở tiếp tục tổ chức tập huấn cho 1.240 CBCC cấp xã ở các lĩnh vực về tin học văn phòng, cập nhật kiến thức và kỹ năng lãnh đạo quản lý cho Bí thư Đảng ủy và chủ tịch UBND cấp xã, bồi dưỡng chức danh công chức.

Theo kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 103a-KH/TU ngày 26/7/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy BCH TW Đảng khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” (Ban hành kèm theo Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 28/02/2019 của UBND tỉnh Hải Dương), đã xác định các mục tiêu cụ thể trong công tác ĐTBD và sử dụng CBCC cấp xã như sau:

Đến năm 2020:Rà soát, bố trí, sắp xếp và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo đề án vị trí việc làm đồng thời với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tinh giản biên chế.Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, LLCT, quản lý nhà nước, nghiệp vụ, kỹ năng công tác, ngoại ngữ, tin học tương ứng với tiêu chuẩn của từng chức danh.Các chức danh (Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND) ở 100% xã, phường, thị trấn có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học và trình độ trung cấp LLCT.

Đến năm 2025:Hoàn thành việc bố trí, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Trên 80% cán bộ chuyên trách, 100% công chức cấp xã có trình độ đại học và trung cấp LLCT, có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước, chuẩn hóa về nghiệp vụ và kỹ năng công tác.

Nhiệm vụ và giải pháp chung nâng cao hiệu quả ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã:tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền về công tác ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã. Đổi mới và nâng cao nhận thức của các cơ quan lãnh đạo, cơ quan quản lý, sử dụng CBCC, cơ quan xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện ĐTBD về chức năng của công tác ĐTBD cấp xã.Hoàn thiện các quy định của Đảng và nhà nước về ĐTBD, sử dụng CBCC của tỉnh Hải Dương.Sắp xếp bộ máy các cơ quan quản lý, ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã

Đối với các cơ quan quản lý, sử dụng CBCC:Tỉnh thực hiện thí điểm Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đồng thời là Giám đốc Sở Nội vụ, mở rộng việc thực hiện thí điểm chức danh Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy đồng thời là trưởng phòng Nội vụ cấp huyện, để có sơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm; tiến tới hợp nhất, thành lập Cơ quan Tổ chức -Nội vụ ở cấp tỉnh và cấp huyện.

Đối với các cơ sở ĐTBD CBCC:Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở ĐTBD theo hướng tinh gọn, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán, chồng chéo và trùng lắp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế. Mỗi bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương chỉ có tối đa 01 cơ sở ĐTBD.Các cơ sở ĐTBD có tổ chức bộ máy tinh gọn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng CBCC, viên chức của các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Đối với tỉnh Hải Dương cần triển khai thực hiện và cụ thể hóa quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và quyết định 902/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp sau:xây dựng, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức lại hệ thống các cơ sở ĐTBD CBCC trong tỉnh, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, xây dựng trường Chính trị tỉnh là trung tâm duy nhất thực hiện chức năng ĐTBD CBCC, viên chức của tỉnh;tổ chức lại bộ máy bên trong của các cơ sở ĐTBD CBCC của tỉnh; đổi mới cơ chế hoạt động của cơ sở ĐTBD CBCC của tỉnh; đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở ĐTBD cán bộ công chức của tỉnh. Tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực dành cho ĐTBD, sử dung CBCC cấp xã. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc ĐTBD và hiệu quả sử dụng CBCC cấp xã sau ĐTBD

Nhiệm vụ và giải pháp riêng nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:Xây dựng chiến lược, kế hoạch ĐTBD CBCC cấp xã. Thực hiện xác định nhu cầu ĐTBD CBCC cấp xã phải phù hợp với nhu cầu thực tế, đúng đối tượng; ĐTBD gắn với sử dụng CBCC. Xác định mục tiêu ĐTBD CBCC cấp xã phải rõ ràng. Hoàn thiện nội dung, chương trình ĐTBD CBCC cấp xã. Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, đổi mới phương pháp ĐTBD, tăng cường công tác quản lý học viên tại các cơ sở ĐTBD CBCC cấp xã. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ĐTBD CBCC cấp xã.Giải pháp về phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác ĐTBD CBCC cấp xã

Nhiệm vụ và giải pháp riêng nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ, công chức cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng:Đảm bảo cơ chế, các nguyên tắc và quy định trong sử dụng CBCC cấp xã gắn với ĐTBD: Xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hóa đối với các chức danh CBCC cấp xã gắn với yêu cầu ĐTBD:Đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ công tác quản lý, sử dụng đội ngũ CBCC cấp xã gắn với ĐTBD.Thực hiện nghiêm túc, khách quan, hiệu quả công tác đánh giá CBCC cấp xã.Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã  trong và sau ĐTBD, có chính sách thu hút, động viên phù hợp với nhân lực có trình độ cao. Công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu to lớn. Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp đáng kể của HTCT cơ sở, của đội ngũ CBCC cấp xã.

Hiệu quả công tác ĐTBD và sử dụng CBCC cấp xã là kết quả của sự phối hợp giữa công tác định biên, tuyển dụng, quy hoạch, bầu, bổ nhiệm, ĐTBD CBCC... phải là một quy trình chặt chẽ, nhất quán. Nếu tách riêng công tác ĐTBD ra khỏi các khâu của công tác CB thì không thể đánh giá hết được hiệu quả ĐTBD. Cấp xã là nơi sát dân nhất, nơi tiếp nhận và chuyển tải mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với từng nhà, từng dòng họ, gia đình và công dân... đồng thời là nơi báo cáo, phản ảnh kết quả và phản hồi lên cấp trên những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để cấp trên kịp thời bổ sung, hoàn thiện các chủ trương chính sách. Phong trào của nhân dân phải có đội ngũ CB lãnh đạo, do vậy công tác ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã phải không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay là tất yếu và cấp thiết.

Đề tài đã nghiên cứu về ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã, đề tài đã phân tích làm rõ khái niệm cơ bản:CBCC cấp xã; ĐTBD CBCC cấp xã; sử dụng CBCC cấp xã; hiệu quả ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã.Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh hiệu quả ĐTBD và sử dụng CBCC cấp xã. Nghiên cứu thực trạng công tác ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã tại tỉnh Hải Dương, đề tài đã:đánh giá khái quát hệ thống chính quyền cấp xã tại Hải Dương hiện nay; xây dựng 03 mẫu phiếu khảo sát, mỗi mẫu phiếu 30 chỉ tiêu và đã tiến hành điều tra, khảo sát theo mẫu trực tiếp về thực trạng công tác ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã tại Hải Dương với quy mô 3.300 cá nhân và 14 tổ chức tại 60 đơn vị xã, phường thuộc 12 huyện, thị xã, thành phố đánh giá hiệu quả ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã tại Hải Dương giai đoạn 2010 - 2019.

Kết quả công tác ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã của tỉnh Hải Dương đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã; Công tác tổ chức, quản lý hoạt động ĐTBD CBCC cấp xã ngày càng khoa học; các chương trình ĐTBD cơ bản đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ CBCC cấp xã...Công tác sử dụng CBCC cấp xã đã đạt được những ưu điểm như: Các địa phương cơ bản đảm bảo các nguyên tắc và quy định trong sử dụng CBCC cấp xã gắn với ĐTBD; tính hiệu quả trong sử dụng CBCC cấp xã sau ĐTBD ngày càng được nâng cao...Bên cạnh đó hoạt động ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã còn nhiều hạn chế như: Việc xác định nhu cầu, xây dựng mục tiêu, 0một số chương trình ĐTBD chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ CBCC cấp xã; cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ ĐTBD CBCC cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu...Đối với hoạt động sử dụng CBCC còn hạn chế cơ bản như:Một số nguyên tắc và quy định trong sử dụng CBCC cấp xã gắn với ĐTBD chưa được coi trọng đúng mức; công tác bố trí, phân công công tác, luân chuyển, điều động CBCC cấp xã sau ĐTBD còn có những hạn chế nhất định; một số địa phương thiếu khách quan, nghiêm túc trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm và đánh giá CBCC cấp xã; việc giải quyết chế độ, chính sách, ưu đãi đối với CBCC sau ĐTBD thiếu kịp thời ở nhiều địa phương.

Qua đó đã xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTBD và sử dụng CBCC cấp xã tại Hải Dương giai đoạn 2020 - 2025 theo 03 nhóm giải pháp (nhóm giải pháp chung nâng cao hiệu quả ĐTBD, sử dụng CBCC cấp xã; nhóm giải pháp riêng nâng cao hiệu quả ĐTBD CBCC cấp xã và nhóm giải pháp riêng nâng cao hiệu quả sử dụng CBCC cấp xã sau ĐTBD), với tổng số 18 giải pháp cụ thể, xây dựng Trường Chính trị tỉnh là trung tâm ĐTBD CBCC của tỉnh, thực hiện đổi mới nội dung, chương trình ĐTBD CBCC cấp xã theo vị trí việc làm, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng làm việc và đạo đức công vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng đầu tư cho các cơ sở ĐTBD CBCC, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ĐTBD CBCC cấp xã; xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hóa đối với các chức danh CBCC cấp xã gắn với yêu cầu ĐTBD, đổi mới công tác đánh giá hiệu quả sau ĐTBD, ĐTBD gắn với sử dụng CBCC cấp xã là những giải pháp mang tính đột phát trong công tác ĐTBD và sử dụng CBCC cấp xã tỉnh Hải Dương trong  giai đoạn 2020 - 2025.

Bài của Nghiêm Thị Hà, Trường Chính trị tỉnh Hải Dương

Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1+2 ra tháng 6/2020


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay53,673
  • Tháng hiện tại1,319,210
  • Tổng lượt truy cập4,024,414
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây