Chuyển biến tích cực trong hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Cách đây 59 năm (ngày 18/5/1963), tại Đại hội Đại biểu Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam toàn quốc lần I (tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ đến dự và chúc mừng.
Chuyển biến tích cực trong hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Tại đây, Người đã khẳng định:“Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp. Phong tục tập quán lạc hậu nhiều. Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó…Khoa học phải tự sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi…Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ…”.

Lời căn dặn ngắn gọn, súc tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh như“sợi chỉ đỏ xuyên suốt” trải qua 59 năm vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tư tưởng lớn của Người đối với định hướng phát triển lâu dài của nền KH&CN tỉnh Hải Dương nói riêng và nước Việt Nam nói chung. Học tập và lĩnh hội tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó đến nay đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam không ngừng lớn mạnh, có mặt trong mọi ngành khoa học, mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trên khắp mọi miền đất nước và hội nhập với những nền KH&CN tiên tiến trên thế giới.

KH&CN không chỉ khẳng định vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn trong các lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn trở thành động lực then chốt của sự nghiệp đổi mới và phát triển thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Giúp tạo ra các công cụ sản xuất, phương pháp sản xuất mới, từ đó nâng cao năng suất lao động của con người, mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. KH&CN làm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường.

Kể từ khi Luật KH&CN năm 2013 có hiệu lực, ngày 18/5 hằng năm đã trở thành ngày kỷ niệm có ý nghĩa quan trọng không chỉ riêng của ngành KH&CN, mà còn là ngày hội chung của những người làm công tác nghiên cứu KH&CN và của toàn xã hội. Nhân dịp để những người làm khoa học để ôn lại truyền thống nghiên cứu và lao động sáng tạo không mệt mỏi của các thế hệ cha anh đi trước, giáo dục thế hệ kế bước nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ và sứ mệnh của KH&CN đối với sự nghiệp cách mạng của nước nhà.

Cùng với sự phát triển của tỉnh Hải Dương, những năm qua hoạt động KH&CN tỉnh nhà tiếp tục đầu tư nguồn lực cho công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN mới; cùng với tiếp cận nhanh với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra nhiều cơ hội cho tỉnh trong việc tiếp nhận, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phục vụ sản xuất và đời sống.

Năm 2021, UBND tỉnh đã phê duyệt 35 nhiệm vụ thuộc 5 lĩnh vực gồm: Khoa học nông nghiệp, Khoa học Y dược, Khoa học xã hội, Khoa học kỹ thuật công nghệ và Khoa học tự nhiên. Trong đó có 17nhiệm vụ thực hiện từ năm 2020chuyển tiếp sang năm 2021 và 18 nhiệm vụ tuyển chọn mới, bắt đầu thực hiện từ năm 2021. Các nhiệm vụ KHCN đều có tính ứng dụng và khả năng mở rộng cao trong thực tiễn sản xuất, hướng vào giải quyết những vấn đề cấp thiết của thực tiễn sản xuất.Năm 2022, ngành KH&CN đã được của UBND tỉnh gồm 20 đề tài, 1 dự án mới; 10 đề tài, 2 dự án chuyển tiếp từ năm 2021.

Hoạt động KH&CN năm 2021 tập trung nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục lựa chọn sản xuất thử một số giốnglúamới HD11, Gia Lộc 37, lúa BC15-02 kháng đạo ôn, Hương Bình, Bắc Thịnh, nếp Hương, lúa chịu chua úng SHPT3,..; phục tráng, khai thác và phát triển bền vững giống lúa Nếp cái hoa vàng Kinh Môn.

Nghiên cứu trồng thử nghiệm các mô hình cây ăn quả, dược liệu: Xây dựng mô hình sản xuất một số giống cây ăn quả mới như bưởi da xanh, na dứa Đài Loan, hồng xiêm ruột đỏ; ứng dụng kỹ thuật ghép đối với nhãn, vải PH40 và trồng mới vải PH40 trên địa bàn tỉnh, xây dựng mô hình sản xuất cây dược liệu kim ngân hoa theo hướng GACP-WHO trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Các mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN mang lại hiệu quả cao như: Đưa vào sản xuất thử nghiệm và trình diễn giống dưa hấu mới F1 AD 070 và F1 VT 007, giống táo mới VC01, VC04, ngô nếp tím giàu Anthocyanin VNUA141 và ngô nếp trắng VNUA69; ứng dụng các giải pháp KHCN phục vụ phát triển cây hành củ; xác định nguyên nhân dưa lê, dưa hấu chết đồng loạt tại các vùng chuyên canh và xây dựng giải pháp quản lý hiệu quả sâu bệnh hại dưa; ứng dụng các tiến bộ, quy trình kỹ thuật phòng, chống tổng hợp sâu bệnh hại chính trên cây ổi và na theo hướng an toàn…Cùng một số giống gia súc, gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao. Các nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, đãnghiên cứu sản phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng chủ trị với trường hợp viêm gan, vàng datừ diệp hạ châu đắng; sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hoá Lipid máu từ dầu béo của hạt tía tô; sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Gout từ cây Lá lốt; “cao lỏng tiêu viêm HD”..., góp phần thúc đẩy nghiên cứu theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng giá trị và hiệu quả kinh tế.

Việc nghiên cứu xây dựng, áp dụng bộ chỉ số đo lường hiệu suất trọng yếu để đo lường hiệu quả làm việc của các bộ phận chức năng và các cá nhân trong tổ chức (chỉ số KPI) trong giao và đánh giá hiệu quả công việc trong các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Các bộ chỉ số KPI được xây dựng phù hợp với từng vị trí công việc, giúp việc giao và đánh giá hiệu quả công việc tại các trường CĐ, ĐH trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt được hiệu quả cao. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật về xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu địa chất xây dựng hệ thống dữ liệu địa chất công trình; nghiên cứu kéo dài đến 7 ngày trong điều kiện bình thường đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ hương vị đặc trưng và chuyển giao quy trình ký thuật cho 3 cơ sở sản xuất bánh gai trong và ngoài Hiệp hội Bánh gai Ninh Giang ứng dụng vào sản xuất.

Kế hoạch KH&CN hằng năm đã được triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu, nội dung, yêu cầu, thời gian đặt ra. Đồng thời đã chú trọng giải quyết những vấn đề mới,các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh theo hướng thiết thực, hiệu quảvà đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh phí các đề tài, dự án được cấp phát kịp thời;công tác quản lý các đề tài, dự án được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định; việc thanh quyết toán đảm bảo đúngchế độ tài chính hiện hành. Các kết quả nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang chuyên nghiệp; đảm bảo an toàn, hiệu quả, bền vững, gắn với tiêu thụ sản phẩm; các đề tài, dự án có tính khả thi cao, hướng vào giải quyết những vấn đề cấp thiết của thực tiễn sản xuất và đời sống và từng bướctích hợp ứng dụng công nghệ 4.0, nhất là ứng dụng chuyển đổi số hiện nay.

Tuy nhiên, trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN của tỉnh còn một số hạn chế đó là: còn thiếu lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên. Việc đề xuất, đặt hàng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN ở một số sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp còn ít. Một số nhiệm vụ đề xuất còn chưa sát và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra như: Các vấn đề xã hội, môi trường, phát triển bền vững, nguyên liệu tái tạo; liên kết giữa kết quả nghiên cứu với chuyển giao công nghệ; nhân lực tham gia các nhiệm vụ KH&CN còn thiếu và yếu...

 Trong những năm tiếp theo, ngành KH&CN tiếp tục bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 19 chỉ tiêu chủ yếu. Thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2030 với“Bốn trụ cột - Ba nền tảng - Một trung tâm, ba đô thị động lực - Ba trục phát triển”.Mục tiêu:phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; dịch vụ chất lượng cao và phát triển kinh tế số. Nâng cao chất lượng tăng trưởng, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, nhất là tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ tốt môi trường. Đặc biệt là chủ trương phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụngvà chuyển giao KH&CN để đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật mớicủa các đơn vị nghiên cứuvào trong thực tiễn sản xuất. Phát triển công nghệ sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, giải quyết ô nhiễm môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội...

Nhân dịp kỷ niệm 59 năm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5/2022, nhìn lại chặng đường phát triển của hoạt động KH&CN trong suốt chiều dài lịch sử chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào sự phát triển không ngừng lớn mạnh của hoạt động KH&CN tỉnh nhà. Đồng thời mỗi người lại càng phải nêu cao ý thức, trách nhiệm hơn để đóng góp công sức và trí tuệ nhỏ bé của mình với“Tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo để phát triển bứt phá, bền vững, nâng tầm vị thế Hải Dương”. Vì mục tiêu“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”./.

Bài của TS. Nguyễn Đình Bộ

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương số 2 ra tháng 4 năm 2022


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây