Hội Nông dân tỉnh: Hỗ trợ, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân

Năm 2021, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã có nhiều hoạt động thiết thực trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biễn phức tạp như: hỗ trợ, giúp nhau sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản; vận động, ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm cho công tác phòng chống dịch Covid-19; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn, sản phẩm có bao bì, tem truy xuất nguồn gốc... đã nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, tiêu thụ thuận lợi trong bối cảnh dịch Covid-19.
Hội Nông dân tỉnh: Hỗ trợ, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân

 Các mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình được triển khai nhân rộng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản tỉnh Hải Dương. Phối hợp với ngành nông nghiệp thực hiện tốt Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án OCOP; Đề án mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy; Đề án “Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030”...

Các cấp Hội đã hỗ trợ thành lập mới 53 mô hình kinh tế, nâng tổng số mô hình kinh tế hoạt động có hiệu quả lên 387 mô hìnhnhư: mô hình Na an toàn xã Hoàng Tiến, Thanh long an toàn tại xã Hoàng Hoa Thám (TP. Chí Linh); Cam VietGAP xã Thất Hùng, Gạo nếp cái hoa vàng an toàn phường Duy Tân (TX. Kinh Môn); Gạo Bắc thơm số 4 xã Lê Hồng (Thanh Miện); Ổi, rau VietGAP xã Liên Mạc, xã Thanh Xuân (Thanh Hà); Rau quả an toàn các xã Toàn Thắng, Phạm Trấn, Lê Lợi (Gia Lộc); Củ đậu an toàn tại các xã Đồng Gia, Tam Kỳ, Cẩm La (Kim Thành)… Các sản phẩm sau khi được gắn tem truy xuất nguồn gốc đã được các doanh nghiệp thu mua, cung ứng vào hệ thống các siêu thị, các chuỗi cửa hàng nông sản an toàn trong, ngoài tỉnh cho lợi nhuận kinh tế cao hơn sản xuất đại trà từ 10 - 30%. Nhiều mô hình đã thực hiện tiêu chí “5 cùng”, tạo được sự liên kết giữa các thành viên trong các hoạt động,ứng dụng điện thoại thông minh để giao dịch, liên kết trong sản xuất kinh doanh.

Đến nay, toàn tỉnh có 123.473 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi 4 cấp, đạt 66,6% so với đăng ký. Từ đó đã xuất hiện ngày càng nhiều gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với những mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như ông Nguyễn Văn Mạnh, xã Liên Hồng (TP. Hải Dương) với mô hình trồng đào cảnh, kết hợp chăn nuôi gà đẻ trứng, gà thịt và nuôi cá nước ngọt thương phẩm; ông Nguyễn Văn Huy, xã Toàn Thắng (Gia Lộc)mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn; ông Đào Hữu Thuân, xã Cẩm Đông (Cẩm Giàng)với mô hình nuôi gà đẻ trứng, sản phẩm trứng gà đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, đã đưa lên bán trên sàn thương mại điện tử; ông Nguyễn Văn Chăm, xã Nam Tân (Nam Sách) với mô hình sản xuất nấm rơm an toàn…

Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh xây dựng mô hình “Nông dân thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình” tại 6xã với 276 hộ hội viên tham gia với 13 mô hình;tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bónvàhỗ trợ276thùng xử lý rác hữu cơ,552kg chế phẩm men vi sinh xử lý rác thải hữu cơ cho các hộ tham gia mô hình... thành phân bón ngay tại hộ gia đình, trung bình xử lý được 800 kgrác thải sinh hoạt/hộ/nămthành phân bón. Qua đó góp phầngiảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm lượng rác thải tập kết ra bãi rác tập trungvàgiảm nhân công thu gom rác thải.

Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dâncác cấp trong tỉnh đã giúp cho 3.441 hộ hội viên nông dân vay phát triển sản xuất, kinh doanh,các hộ vay sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cao như dự án “Sản xuất ổi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP” xã Liên Mạc; Dự án “Thâm canh cây chuối theo hướng an toàn sản phẩm” xã Thanh Khê (Thanh Hà); Dự án “Thâm canh sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP” xã Toàn Thắng (Gia Lộc); Mô hình trồng Thanh long ruột đỏ xã Bạch Đằng (TX. Kinh Môn); Mô hình sản xuất Rau an toàn xã Nhân Huệ (TP. Chí Linh)...Phối hợp với HNDViệt Nam triển khai Dự án “Tăng cường khả năng phục hồi của các hộ nông dân trước đại dịch Covid-19”.Các cấp Hội đã tổ chức 1.416 buổi tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 87.109 lượt người; cung ứng 5.200 tấn phân bón trả chậm, 1.700 tấn thức ăn chăn nuôi, trên 25.300cây giống các loại cho hội viên nông dân...

Bài của Nghiêm Thị Hà

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương số 2 ra tháng 4 năm 2022

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây