Đầu xuân thăm ngôi chùa có nhiều chữ “Vạn” nhất Việt Nam

Trong những ngày cuối cùng của năm Ất Mùi 2015 tôi đã đến thăm ngôi chùa Quỳnh Khâu (hay còn gọi là chùa Cương Xá) tại xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương do Đại đức Thích Thanh Cường trụ trì. Chùa Quỳnh Khâu phía tây giáp với làng Khuê Liễu, Tây Nam giáp với thôn Thanh Liễu và Liễu Tràng, phía Nam giáp với làng Đông Quan và làng Bảo Thái, phía Bắc giáp với phường Hải Tân (TP.Hải Dương).
Đầu xuân thăm ngôi chùa có nhiều chữ “Vạn” nhất Việt Nam

Theo giới thiệu của Đại đức Thích Thanh Cường thì chùa Cương Xá trước kia có tên là Khương Xá thôn, Đồng Liễu xã, Mỹ Xá tổng, Tứ Kỳ phủ.Chùa Quỳnh Khâu là một danh lam cổ tích và rất linh ứng. Vị sa di tì kheo họ Nguyễn, tên tự là Chân Trí và Chân Trang thiền sư quyên góp tiền của, vật liệu lưu để trùng tu thượng điện. Theo các chứng tích cũng như các sắc phong, câu đối, đại tự văn bia còn lưu lại tại đình và chùa thì đình làng xưa kia ở giữa làng. Đến năm 1935 mới chuyển về gần chùa. Đình làng có từ thời Lý (thế kỷ XI) được các triều đại phong cho 4 chữ vàng là “Lý triều huân tướng” với 4 đạo sắc phong.
Chùa Cương Xá nằm trên một gò đất cao, toàn khuôn viên chùa có diện tích 7.385 m2. Chùa gồm 5 gian nhà thờ tổ, bên trái là 5 gian nhà thờ Mẫu và hậu Phật. Với kiểu hình chữ “Công” (Nội công ngoại quốc) cùng một giếng nước trong xanh để người dân trong xã sử dụng hằng ngày gắn với câu tục ngữ “Cây đa, giếng nước, sân đình”. Tương truyền rằng ăn nước giếng chùa, những cô gái làng Cương Xá đều rất xinh đẹp, nổi tiếng cả một vùng. Trong vườn có nhiều loại cây cổ thụ lâu năm. Khi đất nước trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa và đình đều bị tàn phá hết, bị xuống cấp và chỉ đủ cho 20 người ngồi lễ Phật, sư cụ chạy loạn rồi sơ tán ở đâu không rõ. Cây cổ thụ bị chặt phá, chùa chỉ còn là 1 nền đất trống, mấy văn bia, một quả chuông cổ, 7 pho tượng cổ và 1 cây đại cổ vẫn xanh tươi có dáng rồng lượn trước cửa chùa. Trong vườn có nhiều loại cây cổ thụ lâu năm. Đặc biệt có 4 cây gỗ trò chỉ rất to.
Sau khi hòa bình lập lại, mãi đến năm 1946 nhân dân trong xã đã bắt tay xây dựng được 3 gian chùa nhỏ và 2 gian hậu cung. Để tưởng nhớ sư cụ trụ trì nhân dân đã tạc tượng thờ và lấy ngày 14 tháng 7 là ngày giỗ tổ cũng là ngày hội hàng năm của làng.
Năm 1996, nhân dân trong xã đã xin thỉnh Đại đức Thích Thanh Cường về trụ trì chùa Cương Xá. Từ năm 1997 - 2002 Đại đức đã cùng dân làng xây lại đình và trùng tu lại đình cổ. Đại đức cùng nhân dân trong làng còn đóng 15 vạn viên gạch ba banh xây quây toàn bộ diện tích đất chùa và trồng 120 cây ăn quả, xây 5 gian nhà tổ, xây phủ mẫu, xây cổng Tam Quan và các công trình phụ trợ.
Ngày 11/11/2011, Đại đức Thích Thanh Cường cùng nhân dân làng Cương Xá đã tổ chức động thổ xây dựng lại chùa Cương Xá. Sau 4 năm thi công thì chùa Cương Xá hoàn thành tất cả các hạng mục theo thiết kế. Đến nay, chùa đã xây xong tòa Tam Bảo với tổng kinh phí 21 tỷ đồng. Toàn bộ móng và tường chùa được xây dựng bằng đá xanh từ núi Nhôi (Thanh Hóa) với 1.886 viên đá. Mỗi hàng xây là 108 viên đá, mỗi viên đã có chiều dài 40 cm, chiều rộng 30 cm, cao 35 cm và nặng 80 kg. Trên mỗi viên đá đều có khắc chữ “Vạn” được phun nhũ vàng. Ngoài ra, chùa Cương Xá còn có 18 chiếc cột bằng gỗ Lim, cao 8,2 m, nặng 1,7 tấn và một số tượng như tượng phật Thích Ca Mầu Ni bằng đá trắng, tượng Tam Bảo...
Với kết quả đó, ngày 29 tháng 8 năm 2015 Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã Xác lập kỷ lục chùa Cương Xá (Hải Dương) là ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam có hệ thống tường đá khắc chữ “Vạn”.
Phạm Ninh Hải
Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1/2016


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,101,895
  • Tổng lượt truy cập3,807,099
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây