Mô hình giống lúa Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình giống lúa Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao.

Vừa qua, tại xã Yết Kiêu (Gia Lộc), Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ và Khảo nghiệm giống (Sở Khoa học và Công nghệ) tổ chức hội thảo kết quả xây dựng mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Quần thể di tích thuộc danh sơn Yên Tử cần được bảo tồn và phát huy đúng hướng trong thời đại mới

Quần thể di tích thuộc danh sơn Yên Tử cần được bảo tồn và phát huy đúng hướng trong thời đại mới

Danh sơn Yên Tử, nóc nhà miền Đông Bắc, có vị trí quân sự, kinh tế, văn hóa quan trọng của dân tộc, gắn liền với lịch sử Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Từ thời Trần đến nay danh sơn được các sử gia và học giả trên nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Ngạnh trong lồng và trong ao đất

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Ngạnh trong lồng và trong ao đất

Cá Ngạnh là loài cá da trơn, có thân trần, trơn láng, vây màu xám, vùng ngoại biên của vây đuôi màu đen, vùng ngoại biên của các vây khác trong suốt. Trong vòng đời, màu sắc cá có thể thay đổi từ màu bạc đến hơi xám tới màu đồng ở trên lưng, trắng ở dưới bụng. Ở Việt Nam cá Ngạnh có ở tất cả các hệ thống sông từ miền Bắc như sông Hồng, sông Mã, sông Lam...Cá Ngạnh có đặc trưng thịt trắng, thơm ngon, có dinh dưỡng cao, tỷ lệ thịt cá chiếm 69,92% khối lượng thân cá, hàm lượng protein trung bình đạt 17,36%, chất béo là 4,37%, hàm lượng axit béo không no 2,52%, khoáng chất 1,42%. Thành phần axit béo trong thịt cá Ngạnh có tổng số 11 axit béo, trong đó gồm 4 axit béo bão hòa và 7 axit béo không bão hòa. Do vậy, cá Ngạnh được đánh giá là một trong những loài cá nước ngọt ngon, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định.
Chăn nuôi giống vịt TS132 thương phẩm theo hướng an toàn

Chăn nuôi giống vịt TS132 thương phẩm theo hướng an toàn

Năm 2020 Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ và Khảo nghiệm giống (Sở Khoa học và Công nghệ) đã thực hiện chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi giống giống vịt TS132 thương phẩm theo hướng an toàn, đạt giá trị kinh tế cao tại xã Tiền Tiến (TP. Hải Dương), xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ), xã Ngô Quyền (huyện Thanh Miện).
Thành tựu kinh tế - xã hội năm 2020 và mục tiêu chủ yếu năm 2021 của tỉnh Hải Dương

Thành tựu kinh tế - xã hội năm 2020 và mục tiêu chủ yếu năm 2021 của tỉnh Hải Dương

 

 1. Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020

Năm 2020 là năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, đại dịch Covid - 2019 đã tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó tỉnh Hải Dương về cơ bản đã đạt được các mục tiêu tổng quát và nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2020, trong đó đạt và vượt 11/16 chỉ tiêu của kế hoạch đề ra; Công tác phòng chống dịch Covid - 2019 đạt kết quả tích cực và được kiểm soát tốt, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân ổn định; an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được tăng cường, củng cố vững chắc. Kết quả một số chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đạt được như sau:
Hải Dương quan tâm ứng dụng KH&CN phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ

Hải Dương quan tâm ứng dụng KH&CN phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ

Nhờ có sự quan tâm đầu tư nguồn lực và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 đã tạo được bước phát triển mới, đóng góp tích cực vào việc giải quyết công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; làm cho bộ mặt nông thôn của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, thu nhập, đời sống của người dân khu vực nông thôn được nâng lên. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã trở thành các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, không chỉ đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong tỉnh, trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: sản phẩm vải thiều Thanh Hà, nhãn Chí Linh, cà rốt Đức Chính và các sản phẩm rau màu xuất khẩu. Toàn tỉnh có 25 sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, 01 sản phẩm được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý (vải thiều Thanh Hà) và 25 sản phẩm được cấp mã QR code.
Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng và phát triển KHCN thích ứng nhanh với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng và phát triển KHCN thích ứng nhanh với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà nền tảng là công nghệ số, công nghệ Internets kết nối vạn vận (IoT), trí tuệ nhân tạo (AL), dữ liệu lớn (Big Data) đang diễn ra một cách nhanh chóng và rộng khắp trên toàn thế giới. Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều đột phá trong các lĩnh vực như công nghệ số, công nghệ sinh học, công nghệ thông minh đã tạo ra sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất, sự biến đổi sâu sắc mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. Tác động của cuộc cách công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới; nó mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đem đến nhiều thách thức đối với mỗi nền kinh tế, thể chế chính trị khác nhau. Do vậy cần phải từng bước đổi mới để thích ứng nhanh với sự thay đổi, phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đạt 4.0.
Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn - Hải Dương lần thứ V (2020 - 2021)

Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn - Hải Dương lần thứ V (2020 - 2021)

Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn - Hải Dương do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh là cơ quan thường trực, là Giải thưởng cao nhất về lĩnh vực khoa học và công nghệ của tỉnh Hải Dương tặng cho công trình, cụm công trình khoa học và công nghệ tiêu biểu, có đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm thúc đẩy các hoạt động sáng tạo và biểu dương tài năng, sự cống hiến cùa cán bộ khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được tổ chức thường niên 5 năm/lần (5 năm gần nhất), Giải thưởng lần thứ nhất được tổ chức năm 2001.
Bệnh dịch tả vịt các biện pháp phòng trị

Bệnh dịch tả vịt các biện pháp phòng trị

Bệnh dịch tả vịt (DTV) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trong tự nhiên tất cả các giống vịt ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc. Bệnhdo vi rút gây ra, làm bại huyết, xuất huyết cho vịt với các triệu chứng đặc trưng là sốt cao, sưng phù đầu, mù mắt, tiêu chảy phân trắng xanh, biểu hiện thần kinh nghẹo đầu, liệt chân, xã cánh...Bệnh có tỷ lệ chết rất cao 30 - 90%, làm giảm sản lượng trứng hoặc dừng đẻ đối với vịt sinh sản, nên bệnh đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế của người chăn nuôi. Ngoài ra còn có các loài như vịt trời, ngan, ngỗng, thiên nga cũng nhiễm bệnh. Tuy nhiên chúng có sức đề kháng cơ thể cao nên không bị chết nhưng đây lại là vật mang trùng lên nguy cơ lây lan dịch cho vịt, ngan, ngỗng nuôi là rất lớn.
Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn dạng lỏng cho lợn

Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn dạng lỏng cho lợn

Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã hình thành được nhiều khu chăn nuôi lợn tập trung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: dự án trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại tại xã Bình Xuyên (Bình Giang); Dự án đầu tư xây dựng khu chăn nuôi tập trung giống lợn ông bà và giống lợn thịt công nghệ cao ở xã Tái Sơn (Tứ Kỳ), Dự án trang trại kinh tế nông nghiệp, xã Đồng Lạc (Nam Sách). Ngoài ra còn có trên 24.407 hộ nông dân chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại; trên 50 trang trại chăn nuôi lợn, 528 trang trại chăn nuôi tổng hợp, tổng đàn lợn toàn tỉnh ước đạt 450.283 con. 
Phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân

Phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân

Dự thảo Báo cáo chính trị (BCCT)* của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ XVI trình Đại hội XVII…đã thể hiện khá đầy đủ, cơ bản những thành tựu kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh nhà trong nhiệm kỳ XVI. Trong đó, có kết quả quản lý và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống trong những năm qua cũng như phương hướng hoạt động trong thời kỳ 4.0. BCCT cũng đã rút ra năm bài học kinh nghiệm rất quý báu trong quá trình Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của người góp ý kiến này, thì cả về kinh nghiệm, bài học vừa qua cũng như phương hướng, nhiệm vụ thời kỳ tới cần nhấn mạnh hơn nữa vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh.
Hải Dương: Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững

Hải Dương: Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội cơ bản đều đạt, nhiều chỉ tiêu quan trọng vượt mục tiêu đề ra. Kinh tế tăng trưởng đạt cao hơn mức bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực, thu ngân sách nhà nước gấp hai lần so với đầu nhiệm kỳ. Từ năm 2017 tỉnh tự cân đối ngân sách. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại và tăng cường kết nối liên tỉnh; phát triển đô thị đạt kết quả nổi bật, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vượt chỉ tiêu đề ra, diện mạo đô thị, nông thôn khởi sắc rõ nét. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quốc phòng - quân sự địa phương được củng cố, tăng cường.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây