Bệnh dịch tả vịt các biện pháp phòng trị

Bệnh dịch tả vịt các biện pháp phòng trị

Bệnh dịch tả vịt (DTV) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trong tự nhiên tất cả các giống vịt ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc. Bệnhdo vi rút gây ra, làm bại huyết, xuất huyết cho vịt với các triệu chứng đặc trưng là sốt cao, sưng phù đầu, mù mắt, tiêu chảy phân trắng xanh, biểu hiện thần kinh nghẹo đầu, liệt chân, xã cánh...Bệnh có tỷ lệ chết rất cao 30 - 90%, làm giảm sản lượng trứng hoặc dừng đẻ đối với vịt sinh sản, nên bệnh đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế của người chăn nuôi. Ngoài ra còn có các loài như vịt trời, ngan, ngỗng, thiên nga cũng nhiễm bệnh. Tuy nhiên chúng có sức đề kháng cơ thể cao nên không bị chết nhưng đây lại là vật mang trùng lên nguy cơ lây lan dịch cho vịt, ngan, ngỗng nuôi là rất lớn.
Hải Dương: Tiêu thụ nhãn Chí Linh theo tiêu chuẩn quốc tế

Hải Dương: Tiêu thụ nhãn Chí Linh theo tiêu chuẩn quốc tế

Trên địa bàn toàn tỉnh Hải Dương hiện có 2.100 ha nhãn. Trong đó, thành phố Chí Linh 673 ha, tập trung chủ yếu tại các xã, phường Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Lê Lợi và Hoàng Hoa Thám. Diện tích còn lại khoảng 1.427 ha, trồng rải rác trong vườn nhà, khu chuyển đổi ở tất cả các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh với tổng sản lượng nhãn toàn tỉnh ước đạt trên 10.000 tấn. Trong đó, thành phố Chí Linh khoảng gần 5.000 tấn; các huyện, thành phố, thị xã còn lại khoảng trên 5.000 tấn. Tuy nhiên tổng diện tích nhãn sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong lĩnh vực trồng trọt (VietGAP) do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai 50,57 ha với sản lượng ước đạt 250 tấn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Australia, EU...
Mô hình lúa cá - Giải pháp khắc phục ruộng bỏ hoang

Mô hình lúa cá - Giải pháp khắc phục ruộng bỏ hoang

Dẫn chúng tôi đi tham quan cánh đồng rộng 30 ha ở khu vực đồng Tông-Tin - An phòng ở Liên khu An Nhân, thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, ông Đỗ Văn Do, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã nông nghiệp thị trấn Tứ Kỳ cho biết: Những diện tích này bị bỏ hoang cách đây chừng 10 năm, là nơi trú ngụ, sinh sôi của chuột giờ đây đã được “thay da đổi thịt” thành khu nuôi thủy sản. Nhiều năm trước, thị trấn Tứ Kỳ đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể và hội viên đứng ra nhận ruộng bỏ hoang để cấy, nhằm khắc phục tình trạng bỏ hoang diện tích canh tác. Tuy nhiên do ruộng bị bỏ hoang đã nhiều năm nên việc cải tạo đất gặp rất nhiều khó khăn.
Mô hình sản xuất trình diễn một số giống rau mới có giá trị kinh tế cao

Mô hình sản xuất trình diễn một số giống rau mới có giá trị kinh tế cao

Hải Dương với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là rau màu, tổng diện tích trồng rau hằng năm đạt 30.000 ha/năm, tổng sản lượng rau đạt 764.924 tấn. Tuy nhiên so với một số tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…việc sản xuất và tiêu thụ rau của Hải Dương áp dụng công nghệ cao đang có nhiều hạn chế, quy mô nhỏ, phân tán, đặc biệt là sản xuất rau an toàn, chất lượng cao. Hiện nay rau được sản xuất tại Hải Dương theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chủ yếu ở một số khu vực của các huyện có diện tích trồng rau màu lớn của tỉnh gồm: Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia Lộc…Nguyên nhân chủ yếu là do việc ứng dụng TBKT về giống mới, kỹ thuật canh tác và tổ chức quảng bá, tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế.
Nghiên cứu, biên soạn tài liệu và hướng dẫn giảng dạy  Ngữ văn địa phương phục vụ trong các trường trung học cơ sở

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu và hướng dẫn giảng dạy Ngữ văn địa phương phục vụ trong các trường trung học cơ sở

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở(THCS), ngoài phần kiến thức chung về Tiếng Việt, Làm văn và Văn, khung phân phối chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo có phần nội dung Ngữ văn địa phương. Tuy nhiên, toàn bộ nội dung này trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6,7,8,9 chỉ có một tên chung là Chương trình địa phương cho tất cả các tiết dạy (17 tiết cho toàn cấp) với gợi ý chung cho tất cả mọi tỉnh thành trên toàn quốc. Từ năm học 2008 - 2009 ở tỉnh Hải Dương bắt đầu thực hiện dạy Ngữ văn địa phương ở các trường THCS do chưa có Tài liệu thống nhất, nên nội dung đều do cá nhân các thầy cô giáo tự tìm tòi, tự chọn tư liệu, tự soạn giảng nên phụ thuộc hoàn toàn vào cảm tính chủ quan và kinh nghiệm của mỗi thầy cô giáo dẫn đến chất lượng dạy học nội dung này không đồng đều, xảy ra nhiều bất cập.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây