Con khỉ trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng

Theo âm lịch, cứ 12 năm thành một giáp, mỗi năm của một giáp được biểu hiện bằng một con vật. Đứng đầu giáp là con chuột (Tý), đến con trâu (Sửu), con Hổ (Dần), con mèo (Mão), con rồng (Thìn), con rắn (Tỵ), con ngựa (Ngọ), con dê (Mùi), con khỉ (Thân), sau đó đến gà (Dậu), chó (Tuất) và  lợn (Hợi)...
Con khỉ trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng
Không rõ xuất xứ từ đâu, người Châu Á rất muốn có con vào năm con rồng (Thìn) nhưng lại tránh sinh con vào năm con Khỉ. Ca dao Việt Nam cũng câu:
Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi,
Riêng tôi ngậm ngùi mang lấy tuổi Thân”.
Nếu để ý thì sẽ thấy các nhà in lịch, in thiệp chúc tết vào dịp Tết năm Thân (khỉ) ít ai in hình con Khỉ vì một lẽ tế nhị như đoạn thơ dưới đây:
“Lịch tết năm nay sớm lại nhiều,
Kiểu nào cũng đẹp, giá không siêu,
Năm Thân lịch chẳng in hình khỉ,
E chúc bề trên sẽ lắm điều...”
                                                                        (Tác giả vô danh)
Trong thực tế nhiều người tuổi Thân, nhưng sức khỏe và bước đường công danh chẳng thua kém ai, nhất là so sánh với những người tuổi Ngọ (Ngựa) hoặc tuổi Mùi (Dê) như câu ca dao cổ nói trên. Các nhà khoa học trên thế giới từ lâu vẫn tranh cãi xung quanh giả thiết con người có xuất xứ từ một loài khỉ vượn nào đó.
Trong tác phẩm “Tây Du Ký” các nhà làm phim đưa lên màn hình đã đề cao con Khỉ (Tôn Ngộ Không - Tề Thiên Đại Thánh) được thiếu nhi và cả người lớn thích thú. Còn trong lĩnh vực y học xuyên suốt lịch sử loài người từ xưa tới nay, con khỉ cũng rất được chú ý vì có thể chất gần giống với con người, được con người nghiên cứu sử dụng trong y học.
Từ xa xưa nhân dân ta đã biết dùng các sản phẩm của khỉ làm thuốc chữa bệnh. Trong đó đặc biệt là món cao khỉ. Cao khỉ có hai loại: cao nấu toàn xương khỉ và cao khỉ toàn tính (nấu cả thịt lẫn xương khỉ để làm thuốc bổ. Trong sách Bản thảo cương mục, viết vào năm 1595 và trong sách Nam dược Thần hiệu của Đại danh y Tuệ Tĩnh, viết ở thế kỷ XVII đã nói đến xương đầu (đầu cốt) và thịt khỉ có thể làm thuốc trị bệnh, cứu người. Trong nhiều sách cổ khác còn ghi vịthuốc Hầu táo và Hầu tử táo tức là sỏi trong túi mật của con Khỉ.
Theo Đông y, hầu táo có vị đắng, hơi mặn, tác dụng làm đả thông các kinh mạch con người, giúp tâm, phế, đờm, gan được thanh nhiệt. Ngoài ra còn có tác dụng trấn kinh, giải độc, tiêu thũng, tiêu đờm, định suyễn. (Theo sách Nam dược thần hiệu của Đại danh y Tuệ Tĩnh).
Người dân miền núi nước ta từ xa xưa đã có thói quen sử dụng cao khỉ làm dược liệu để chữa bệnh. Còn ở Trung Quốc có món ăn rất man rợ không được nhiều người hưởng ứng đó là món lẫu “Óc khỉ”.
Ngày nay, món ăn “dã man” nói trên vẫn còn tồn tại ở một số nhà hàng cao cấp nào đó ở Châu Á, nhưng không phổ biến và thường bị dư luận xã hội lên án, các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã đấu tranh quyết liệt. Tuy vậy trong công tác nghiên cứu y học, loài khỉ vẫn còn phải chịu “hy sinh” để phục vụ con người. Điển hình là thận của khỉ được dùng để cấy vi trùng và bào chế Vacxin chống bại liệt. Loài khỉ còn được dùng làm vật thí nghiệm để thử các loại thuốc tân dược mới. Nhà bác học Voronop (Nga) đã từng có lần thử nghiệm ghép bộ phận sinh dục của khỉ đực cho người với hy vọng sẽ cải thiện chuyện chăn gối nhưng thất bại…
Nhân Tết con khỉ 2016 xin kể vài chuyện khỉ, góp vui cùng bạn đọc gần xa./.
Nguyễn Tấn Tuấn
Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2016

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay45,849
  • Tháng hiện tại1,071,053
  • Tổng lượt truy cập3,776,257
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây