Ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

  

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học tỉnh Hải Dương (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ được giao thực hiện việc lựa chọn, tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường; phổ biến, giới thiệu, quảng bá, cung cấp các dịch vụ và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Hằng năm, Trung tâm đã thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao: chủ trì tổ chức thực hiện các đề tài, dự án KHCN cấp tỉnh, Dự án nông thôn miền núi và một số nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Các nhiệm vụ KHCN đều tập trung xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN vào các địa phương trên địa bàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nghiên cứu viên của Trung tâm luôn chủ động nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới thông qua việc phối hợp với các Viện nghiên cứu, trường đại học ở trung ương, các doanh nghiệp trong  nước để nghiên cứu ứng dụng triển khai vào thực tế điều kiện của tỉnh; Trung tâm cũng đã từng bước làm chủ công nghệ sản xuất một số sản phẩm KHCN đặc trưng cung cấp cho thị trường: chế phẩm sinh học, một số giống cây trồng nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ khoa học, dịch vụ chuyển giao công nghệ. Trong năm 2017, Trung tâm đã tổ chức triển khai các nhiệm vụ KHCN:

 - Sản xuất thử, thử nghiệm một số giống cây trồng, vật nuôi mới trên địa bàn tỉnh:

 + Trồng thử nghiệm giống ngô biến đổi gen NK4300Bt/GT phục vụ chăn nuôi tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Nhiệm vụ đã xây dựng được mô hình trồng thử nghiệm giống ngô biến đổi gen NK4300 Bt/Gt với quy mô vụ  xuân: 05ha, trong đó xã Minh Tân 02 ha, xã Nhân Huệ 03 ha, năng suất 8,2 tấn/ha; Vụ thu đông: 1,0 ha tại xã Nhân Huệ, năng suất 7,6 tấn/ha. Giống ngô biến đổi gen NK4300Bt/GT có ưu điểm vượt trội các giống ngô thông thường là kháng sâu đục thân và thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate, năng suất cao, hạt màu vàng cam đẹp. Trong quá trình canh tác giống ngô NK 4300 Bt/Gt không bị sâu xám (giai đoạn cây con) và sâu đục thân, đục bắp xâm hại do có gen kháng đục thân Bt. Qua 02 vụ trồng khẳng định giống ngô NK4300 Bt/Gt phù hợp với điều kiện đất đai của tỉnh.

+ Sản xuất thử nghiệm giống dưa lê Hàn Quốc Super 007 Honey: Quy mô thực hiện trồng thử nghiệm 02 ha. Trong đó, vụ xuân hè triển khai tại xã Lam Sơn, huyện Thanh Miện 01 ha, vụ hè thu tại xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương 01 ha. Ở điều kiện ngoài ruộng trong vụ xuân hè năm 2017 có thời tiết khí hậu bất thuận nên mô hình đạt kết quả chưa cao: dưa lê Hàn Quốc Super 007 Honey đạt năng suất thực thu thấp (18,9 tấn/ha), mẫu mã và chất lượng quả kém, giá bán thấp. Mô hình vụ hè thu được trồng trong điều kiện nhà màng đơn giản: Năng suất và chất lượng quả của giống dưa lê Hàn Quốc Super 007 Honey cao hơn so với vụ xuân hè (đạt 29,4 tấn/ha). Quả dưa trồng trong nhà màng có mẫu mã và chất lượng cao hơn so với ngoài đồng ruộng nên giá bán cũng cao hơn. Hiệu quả kinh tế trên diện tích 01 sào Bắc Bộ khi đã trừ chi phí đầu tư ban đầu như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nilon che phủ, với giá bán trung bình từ 15.000-17.000đ/kg,   các hộ dân thu lãi khoảng 8,0 - 11,0 triệu đồng/sào.

 + Trồng thử nghiệm giống lạc đen CNC1: Đây là giống lạc chất lượng cao, mang tính thực phẩm chức năng. Nhiệm vụ đã triển khai quy mô sản xuất 10.000 m2(1,0ha) tại phườngBến tắm – Thị xã Chí Linh. Ở cả 2 vụ, lạc CNC1   bị nhiễm bệnh gỉ sắt và đốm nâu không đáng kể (điểm 1), trong khi đó ở vụ xuân giống lạc địa phương bị nhiễm bệnh gỉ sắt và đốm nâu ở điểm 2 (30 - 50% số cây bị bệnh).  Năng suất quả khô cao hơn giống lạc địa phương từ 0,5 - 1,0 tạ/ha. Mặc dù chi phí mua giống lạc đen CNC1 cao nhưng với giá bán lạc thương phẩm cao (60.000 đồng/kg) nên mô hình đã cho lãi thuần đạt trên 70  triệu đồng/ha, cao hơn so với giống lạc địa phương khoảng trên 25 triệu đồng/ha. Qua thực hiện 02 vụ đã kết luận giống lạc đen CNC1 sinh trưởng phát triển phù hợp với điều kiện canh tác tại vùng trồng lạc thị xã Chí Linh.

+ Ứng dụng Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật (In vitro) để nhân giống tỏi chất lượng cao: Công nghệ này được Trung tâm tiếp nhận từ Viện Công nghệ sinh học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sau một năm thực hiện, cán bộ kỹ thuật Phòng Công nghệ sinh học của Trung tâm đã tiếp nhận và làm chủ được quy trình, kỹ thuật nhân giống tỏi Hải Dương trong phòng thí nghiệm đạt số lượng 6.000 cây ở giai đoạn tạo củ và 500 củ đưa ra vườn ươm. Cây tỏi in vitro trong phòng thí nghiệm sinh trưởng, phát triển tốt với hệ số nhân nhanh ổn đinh là 3. Tạo củ tỏi in vitro trong ống nghiệm đạt 95%. Trong quá trình tiếp nhận, thực hiện nhân giống In vitro tại phòng thí nghiệm, Trung tâm đã hoàn thiện quy trình nhân giống nuôi cấy mô Invitro bằng phương pháp nuôi cấy mô phân sinh (Meristem). Tuy nhiên, cây tỏi ươm trong vườn ươm phát triển còn chậm; Quy trình kỹ thuật từ vườm ươm ra ngoài đồng ruộng hiện nay Viện mới tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm chưa chuyển giao cho Hải Dương.

- Tổ chức thực hiện nhân rộng các dự án sản xuất thử nghiệm và các kết quả của đề tài và dự án:

 Ngoài các nhiệm vụ sản xuất thử, Trung tâm đã tổ chức thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất giống cây trồng vật nuôi mới đã được khẳng định kết quả trong các đề tài, dự án khoa học, đó là  04 đối tượng sản xuất chính trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn (lúa, cây ăn quả và nuôi cá nước ngọt). Cụ thể: thực hiện mô hình với quy mô 120,0 ha giống lúa Bắc thơm số 7 KBL tại Xã Đồng Lạc (Chí Linh), xã Kim Xuyên (Kim Thành), xã Cẩm Đoài (Cẩm Giàng); 3,0 ha cam Vinh tại xã Hoàng Hoa Thám và 4,0 ha cam V2 đã được trồng năm 2015-2016 tại phường Bến Tắm, thị xã Chí Linh; dòng lợn nái sinh sản VCN21 nuôi với quy mô 50 con lợn nái hậu bịtại 02 trang trại ở xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ) và xã Hồng Lạc (Thanh Hà); nuôi ghép cá chép V1 với cá rô phi và một số giống cá truyền thống trong ao được xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học với quy mô 10ha, 100.000 concá giống tại xã Đoàn Kết huyệnThanh Miện, xã Cẩm Định huyện Cẩm Giàng. Các mô hình đã tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa đáng kể, nâng cao thu nhập cho người dân tham gia tại các địa phương. Thông qua xây dựng các mô hình nhân rộng kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức và là điểm trình diễn để các địa phương khác học tập nhân ra diện rộng về ứng dụng các tiến bộ mới vào trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện sản xuất tập trung hướng tới sản xuất hàng hóa an toàn.

Trong những năm tới, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh tiếp cận, phối hợp với các viện, trường, cơ quan và cá nhân nghiên cứu, để khai thác một số nguồn công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất làng nghề phù hợp để nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao ra các địa phương trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện việc chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệtrên địa bàn tỉnh có hiệu quảcao cần tăng cường sự phối hợp hơn nữa giữa các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước các cấp vớiSở Khoa học và Công nghệ và các tổ chức khoa họccông nghệ;  xác định đúng vai trò của lực lượng khoa học địa phương, kinh nghiệm sản xuất của người lao động trực tiếp, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất.

Bài của Vũ Văn Tân - PGĐ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học

Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 2 ra tháng 4 năm 2018

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay37,270
  • Tháng hiện tại1,116,121
  • Tổng lượt truy cập3,821,325
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây