Vụ đông xuân năm 2018 - 2019, trên địa bàn tỉnh Hải Dương cácmô hình tích tụ ruộng đất, nhà màng nhà lưới, cơ giới hoá và ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, diện tíchlàm đất, cấy, thu hoạchbằng máy tiếp tục được áp dụng mở rộng, giúp tăng năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm, giảm hao hụt, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.UBND tỉnhHải Dương đãban hành Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020” với các cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu thực tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Toàn tỉnh gieo cấy 57.803 ha đạt 100% kế hoạch; bằng 98,8% so với vụ Xuân 2018 (58.462 ha). Năng suấtlúabình quân toàn tỉnh đạt 62,69 tạ/ha,thấp hơn 4,29 tạ/ha so vớivụ Xuân 2018. Sản lượng lúa 392.361tấn, giảm 29.206 tấn so với vụ Xuân 2018 là năm đạt năng suất cao nhất trong 10 năm gần đây.Diện tích lúa lai 1.702,4 ha, chiếm 2,9% diện tích gieo cấy; lúa chất lượng 40.319,5 ha, chiếm 69,8%; lúa thường 15.781,1 ha, chiếm 27,3%.Các tiến bộ kỹ thuật áp dụngvà mô hình được xây dựng: Làm đất bằng máy trên 99%;gặt lúa bằng máy trên 90%;diện tích cấy máy đạt 2,9% diện tích,tănghơn 2 lần so với vụ Xuân 2018 chiếm 1,2%, năng suất tăng cao hơn lúa cấy thủ công từ 6-8%, hiệu quả kinh tế tăng từ 20 -30%.
Mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất tập trung quy mô từ 5 ha trở lên thực hiện690,1 ha trên 57 hộ tại 12 huyện, thành phố, thị xã, tăng trên 162,7 ha so vụ Xuân 2018 (vụ xuân 2018: 527,4 ha trên 34 hộ), bình quân 12,1 ha/hộ. Trong đó, chuyên sản xuất lúa 423,6 ha; chuyên màu 189 ha; chuyên cây ăn quả 14 ha; sản xuất lúa - màu 34 ha, lúa - cá 30 ha, là những mô hình ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất từ khâu làm đất đến thu hoạch, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập 40 - 100 triệu đồng/ha so với sản xuất nhỏ lẻ.
Toàn tỉnh có 10/12 huyện, thành phố, thị xã tham gia xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung gắn bao tiêu sản phẩm quy mô 30 ha/vùng trở lên. Tổng số 83 mô hình, diện tích 2.698,2 ha, đạt 102,4% kế hoạch. Tổng số hộ dân được hỗ trợ là 18.678 hộ. Mô hình có hiệu quả ở các vùng nông dân tích tụ được diện tích sản xuất lớn.Một sốgiống lúa TBKT mới được đưa vào sản xuấtvà sản xuất thửnhư Đài Thơm 8, ADI 168, TBR 279, QP5…khả năng thích ứng, chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao.
Diện tích cây rau màu vụ xuân toàn tỉnh 9.667 ha đạt 101,7% kế hoạch (9.500 ha), thấp hơn 325 ha so cùng kỳ năm trước 9.992 ha. Trong đó, cây ngô diện tích 1.192 ha, giảm 109 ha; cây lạc 841 ha, tương đương CKNT; rau các loại 6.542 ha, tăng 331 ha; dưa hấu 947 ha, tăng 73 ha; dưa lê 308 ha, giảm 227 ha. Hầu hết, cây rau vụ Xuân các loại năng suất đều tăng so vụ Xuân 2018, như cây ngô năng suất 62,35 tạ/ha, tăng 1,68 tạ/ha; rau các loại năng suất 240,5 tạ/ha, tăng 1,37 tạ/ha; dưa lê năng suất 184,77 tạ/ha, tăng 4,03 tạ/ha; lạc năng suất 25,5 tạ/ha, tăng 2,12 tạ/ha. Mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất chuyên canh rau màu thực hiện189 ha/24 hộ, ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuấtchohiệu quả kinh tếcao, thu nhập từ 300 - 600 triệu đồng/ha/năm.
Mô hình nhà màngcó diện tích 12,46ha, nhà lướidiện tích 5,42ha, tổng diện tíchtoàn tỉnh 17,88 ha.Các loại cây trồng chủ yếudưa, rauăn lácác loại. Canh tác trong nhà màng nhà lưới giảm thuốc bảo vệ thực vật, hệ số quay vòng nhanh, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm công chăm sóc,…sản phẩm sản xuất an toàn giá bán cao, giá trịthu được từ 0,6 - 1 tỷ đồng/ha/năm, riêng trồng dưa lưới trung bình 3 vụ/năm cho giá trị 1,5 - 2 tỷ đồng/ha/năm. Mô hình sản xuất rau an toàn VietGap thực hiện mới 99,8 ha, nâng tổng số rau được chứng nhận toàn tỉnh 199,76 ha, sản phẩm sản xuất an toàn, cung cấp chủ yếu cho các siêu thị, thành phố, giá bán cao hơn so với sản phẩm canh tác thông thường từ 10 - 30%.
2. Kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020
Vụ đông xuân năm 2019 - 2020 , toàn tỉnh gieo cấy 57.250 ha; năng suất 65 tạ/ha; sản lượng thóc 372.150 tấn.Gieo trồng 9.500 ha, chủ lực là rau các loại 6.500 ha, ngô 1.200 ha, lạc 900ha, cây khác 900 ha. Dự báo thời tiết, thủy văn vụĐông Xuân 2019 - 2020 ấm. Nguồn nước trên các sông trong tỉnh Hải Dương tiếp tục giảm so với trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm trướckhó khăncho sản xuất vụ Đông Xuân. Cần chủ động lấy nước cho làm đất gieo cấy không để mạ chờ ruộng và đủ nước tưới dưỡng sau cấy; chủ động cả phương án vụ Đông Xuân ấm và rét cho sản xuất. Chọn bộ giống có năng suất, chất lượng cao, chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá tốt, sản xuất vùng tập trung. Gieo cấy đúng lịch thời vụ chỉ đạo;phòng trừ tốt bệnh đạo ôn,vàng lụi, lùn sọc đen, bệnh bạc lá,sâu cuốn lá nhỏvà chuột hại; đẩy mạnh cơ giới hóa.Với cây rau màu, đẩy mạnh chuyển đổi, tăng diện tích sản xuất an toàn, trồng rải vụ và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Đối với trà Xuân sớm:Cấy mạ dược, dưới8% diện tích, cấy chân vàn trũng, chân trũng. Gồm các giống dài và trung ngày. Các giống lúa trà trung không gieo sớm trước ngày 15/12/2019,cấy sớm lúa sinh trưởng nhanh do ấm đầu vụ, nhiệt độ cao,lúa trỗ bông sớm trước 25/4/2020 năng suất thấp; không gieo muộn hơn, mạ non nếu gặp rét đậm rét hại cuối tháng 12 gây chết mạ. Các huyện có diện tích gieo cấylúatrà Xuân sớm còn nhiều như Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Tứ Kỳ tăng cường chỉ đạo giảm trà Xuân sớm, phấn đấu toàn tỉnh giảm xuống dưới 8% năm 2020.
Đối với trà Xuân muộn: Trên 92% diện tích, sử dụng giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chất lượng cao. Trong đó,gieo vãi trên 35% diện tích, cấy mạ sân, mạ nền đất cứng, mạ khay cấy máy trên 57% diện tích. Không gieo mạgiống lúa ngắn ngày Xuân muộnqua đông vào cuối tháng 12/2019, đầu tháng 01/2020. Mạ non gieo trên nền đất cứng, mạ sân, mạ khay cấy máy: Gieo mạ xung quanh tiết Lập xuân, thời gian gieomạ từngày01 đến ngày10/02/2020, tuổi mạ từ 2,5 đến 3 lá, cấy từngày10 đến ngày 28/2/2020. Diện tích áp dụng phương thức gieo thẳng: Gieo sau tiết Lập xuân,gieo từ ngày 10 đến ngày 20/2/2019. Không gieo thẳng và cấy lúavào những ngày rét đậm, khi nhiệt độ không khí trung bình ngày dưới 150C.Xây dựng cơ cấu nhóm giống chủ lực để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả kinh tế cao.Nhóm giống lúa thuần chất lượng gạo caotrên67% tổng diện tích gieo cấy.Nhóm giống lúa thuần năng suất cao, thích ứng rộng dưới 30% tổng diện tích gieo cấy.Nhóm giống lúa lai 3% tổng diện tích gieo cấy.
Thâm canh, bảo vệ mạ, phun phòng trừ rầy trên mạ dược, mạ sân để hạn chế bệnh lùn sọc đen và vàng lụi, đảm bảo đủ giống dự phòng:
+ Đối với mạ dược: Chọn đất tốt, quy vùng tập trung, làm đất kỹ, bón phân lót đủ chăm sóc để mạ sinh trưởng thuận lợi.Bố trí gieo mạ tập trung thành vùng trên đồng cao để quản lý sâu bệnh, chuột hại, tránh ngập úng khi lấy nước đổ ải.
+ Đối với gieo mạ sân, mạ dày xúc gieo đúng lịch thời vụ,không gieo sớm, gieo ở nơi thuận lợi cho việc chăm sóc, che đậy; đất bùn không quá chua, không nhiều cát, tạp chất; độ dày bùn đạttừ3đến 5cm, áp dụng kỹ thuật gieo mạ thưa, thâm canh mạ để cây mạ khỏe, cứng cây, đanh dảnh.
+ Đối với mạ khay, cấy máy: Chọn đất tơi xốp làm giá thể, độ pH trung tính, trộn thêm phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục, hỗn hợp NPK đảm bảo dinh dưỡng cân đối, độ tơi xốp, mạ sinh trưởng khỏe, để máy cấy ra mạ tốt hoặc mua giá thể làm sẵn; xử lý hạt giốngtrước khi gieo, không nên để mầm dài,gieo dày và đồng đều; sau gieo tưới nước duy trì độ ẩm hàng ngày, nếu rét đậm cần che phủ nilon để giữ ấm. Thời gian gieo mạ từ 10 đến 15 ngày tuổi, mạ có từ 2,5 đến 3 lá thật, chiều cao cây mạ từ 10 đến 20 cm, cứng cây, đanh dảnh, sạch sâu bệnh. Dự phòng các giống ngắn ngày P6ĐB, KD18, HN6 đề phòng rét đậm, rét hại làm chết mạ, chết lúa hoặc nắng nóng mạ già ống phải phá bỏđể gieo cấy lại. Khi thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài phải che phủ nilon 100% cho tất cả diện tích mạ gieo để chống rét, giữ đủ ẩm;bón thêm phân chuồng, tro bếp mục, phân lân,tuyệt đối không bón thúc đạm cho mạ.Trường hợp thời tiết ấm thực hiện tháo kiệt nước để hãm mạ. Mở rộng tối đa diện tích gieo vãi ở chân đất chủ động tưới tiêu và cấy mạ sân, mạ gieo trên nền đất cứng. Tăng cường mở rộng diện tích gieo mạ khay cấy bằng máy.
Cần tập trung mọi phương tiện sức kéo cày ải, lật đất cho 100% diện tích, nhất là chân lúa mùa không trồng cây vụ đông, thời gian cày ảixongtrước ngày 15/12/2019; vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch lúa Mùa để tiêu diệt mầm sâu bệnh tồn tại trên gốc rạ và tàn dư thực vật; làm đất kỹ cho gieo cấy, nhất là ruộng cấy bằng máy cấy và gieo thẳng. Bón phân đủ, cân đối, bón lót sâu, tăng sử dụng phân tổng hợp NPK, giảm bón phân đơn, tăng kali cho lúa lai và lúa chất lượng, giảm đạm. Phương châm bón sớm, bón tập trung “nặng đầu, nhẹ cuối” để lúa sinh trưởng sớm, đẻ nhánh tập trung, hạn chế sâu bệnh.Tăng bón phân chuồng, phân hữu cơ, vi sinh, hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học để tăng độ màu mỡ, tơi xốp cho đất, giảm sâu bệnh, tăng chất lượng lúa. Người dân cầncấy “một vùng, một giống, một thời gian” để thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa, tăng tối đa diện tíchứng dụng đồng bộ cơ giới hóa,cấy máy, gặt máy, áp dụng các TBKT chăm bón cây trồng. Mở rộng mô hình sản xuất lúa tập trung có bao tiêu sản phẩm, tiếp thu kỹ thuật áp dụng mở rộng cấy bằng máy, cấy bằng công cụ cấy, cấy hiệu ứng hàng biên phấn đấu đạt 15 - 20% diện tích gieo cấy.
Nạo vét kênh mương, làm thủy lợi nội đồng, tu bổ, sửa chữa các công trình thủy lợi. Chủ động tích nước, lấy nướccung cấp đủ nước cho ngả ải, gieo cấy và tưới dưỡng cây trồng triệt để theo kế hoạch xả nước của Tổng cục Thuỷ lợi. Dự kiến 3 đợt, 18 ngày: Đợt 1 từ ngày 20/01 đến ngày 23/01/2020; đợt 2 từ ngày 05/02 đến ngày 12/02/2020; đợt 3 từ ngày 19/02 đến ngày 24/02/2020. Kiểm tra độ mặn, chất lượng nướctrước khi lấy nước vào đồng.
Tổ chức diệt chuột đồng loạt, trọng tâm tập trung từ lúc đổ ải đến trước khi cấy.Xử lý đất, cỏ dại, lúa chét; tập huấn chuyển giao kỹ thuật, khoanh vùng chỉ đạo quyết liệt và bố trí giống chống chịu bệnh bạc lá, không gieo cấy giống mẫm cảm bệnh bạc lá; bón phân cân đối; tăng kali, giảm đạm, không bón đạm muộn. Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ruộng, cỏ bờ. Hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết, tăng cường áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, ICM.Khuyến khích các địa phương, nông dân có kinh nghiệm, điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ,tích tụ ruộng đấtchuyển đổi đất lúa sang trồng rau màuở vùng quy hoạchđể nâng cao hiệu quả kinh tế. Tích cực đưa các giống mới, tiến bộ kỹ thuật thâm canh mới vào sản xuất. Trồng rải vụ, mở rộng diện tích nhà màng, nhà lưới, hướng dẫn nông dân quy trình canh tác trong nhà màng, nhà lưới cho hiệu quả kinh tế cao. Xử lý đất triệt để, luân canh cây trồng, hạn chế gieo trồng dưa lê, dưa hấu trên các chân ruộng nhiễm bệnh, chết cây từ vụ xuân và hè thu các năm trước. Tăng cường hỗ trợ xây dựng và chỉ đạo thực hiện các mô hình sản xuất an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt GAP, gắn sản xuất với tiêu thụ qua hợp đồng.
Hỗ trợ mô hình sản xuất lúa hàng hóa tập trung vụ Xuân 2019 - 2020 gắn với bao tiêu sản phẩm theo Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020”. Vùng sản xuất lúa tập trung 2.189 ha; vùng sản xuất rau màu 370 ha; vùng sản xuất rau VietGap 199,82 ha; chuyển đổi đất lúa sang trồng hoa, rau màu, cây ăn quả 200 ha.
Bài của Phạm Ninh Hải
Đăng trẻn Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 6 ra tháng 12/2019