Chung tay phát triển toán học Việt Nam

Ngày 20.12.2015, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu cao cấp về toán tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm hoạt động của Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học và thành lập Viện. Lễ kỷ niệm gửi đến những người nghiên cứu về toán và người yêu thích toán thông điệp: “Toán học luôn ở xung quanh ta và gần gũi với tất cả mọi người, hãy phấn đấu vì một nền toán học Việt Nam phát triển ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới”.
Chung tay phát triển toán học Việt Nam
Trong 5 năm hoạt động, chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học đã đạt được những thành tựu quan trọng có hiệu quả chuyên sâu. GS Trần Văn Nhung - Phó ban Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học cho biết: từ năm 2012 đến nay, Chương trình đã tổ chức 4 kỳ xét chọn cấp học bổng cho học sinh, sinh viên và 5 kỳ xét thưởng công trình công bố quốc tế.
Trong 3 năm (2013-2015), Chương trình tổ chức được 7 lớp tập huấn cho 251 lượt giáo viên chuyên toán các trường THPT chuyên trong cả nước. Đã có 9 Trường hè toán học với 578 lượt học sinh, 274 lượt học sinh tham dự được tổ chức tại 2 miền, được các em nhìn nhận là môi trường toán học toàn diện. Ở đó, các em được giao lưu gặp gỡ với các nhà toán học giỏi ở trong và ngoài nước, giúp cho các em định hướng nghề nghiệp, góp phần tạo đội ngũ kế cận xuất sắc các nhà toán học Việt Nam…
Ông cũng cho biết thêm: “Mỗi năm Việt Nam tăng 20% công trình công bố toán quốc tế. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam tăng gấp 2 lần các công trình công bố toán quốc tế”.
Còn theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, đã có luồng gió mới không chỉ trong toán học mà lan rộng sang các lĩnh vực khác. 5 năm, chúng ta không thể đòi hỏi một sự thay đổi lột xác, nhưng đã có thay đổi bước đầu.
GS Ngô Bảo Châu - Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán cũng khẳng định, Viện là đơn vị hạt nhân trong Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học của Việt Nam. Viện được thiết kế theo mô hình mới, hưởng ưu đãi từ ngân sách Nhà nước. Điều đó cho thấy, Chính phủ kỳ vọng lớn vào vai trò của Viện trong việc tạo ra sức bật cho toán học Việt Nam.
Thời gian qua, Viện đã có những đóng góp cho việc dạy học ở Việt Nam, được cộng đồng toán học trong và ngoài nước công nhận. Như vậy, Viện đã thực hiện được một phần kỳ vọng của Chính phủ.
Trong Lễ kỷ niệm, nhiều giáo sư đầu ngành toán học đã cùng nhau tìm ra lời giải cho sự phát triển toán học Việt Nam. Câu chuyện được bàn luận nhiều nhất xoay quanh “số phận” của những lớp chuyên toán, với câu hỏi lớn: Chuyên toán đi đâu, về đâu? Những nhà toán học hàng đầu của nước ta họ là ai? Phải chăng họ học từ chuyên toán?
Đã có nhiều ý kiến trao đổi vấn đề này. Theo GS Nguyễn Hữu Việt Hưng (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Quả thật, trong độ tuổi sinh từ khoảng 1950 trở lại đây, rất khó tìm ra một nhà toán học thành đạt ở Việt Nam mà không phải học sinh chuyên toán. Tuy nhiên để kết luận hệ thống THPT chuyên toán đã thành công thì hơi khiên cưỡng. Vì thế, ông đặt câu hỏi: Có cần thiết hay không hệ chuyên phổ thông, và phát triển ra sao hệ chuyên đại học?
Còn PGS.TS Phan Thị Hà Dương (Viện Toán học Việt Nam) cho rằng, mô hình chuyên phổ thông là cần thiết. Nhưng chúng ta phải xác định xây dựng một hệ thống chuyên toán như thế nào để các em học sinh không phải là gà chọi, gà nòi như mọi người vẫn gọi. Theo PGS Dương, có những em từ nhỏ đã bộc lộ năng khiếu về tư duy, thể hiện rõ nhất qua môn toán. Nếu cứ để các em học trong lớp đông đại trà thì sẽ khó phát huy…
Ở một góc nhìn khác, một số chuyên gia toán học cho rằng, chúng ta còn chưa có định nghĩa chung về chuyên toán cấp THPT. Nhiều học sinh từng tốt nghiệp chuyên toán cũng đòi phản đối chuyên toán vì “chôn vùi tuổi thơ”. Vì thế phải có cái nhìn chung về chuyên toán THPT, để có định hướng và tiếp nối ở những năm học đại học và đi làm. Bởi vì ở dưới mà không vững thì ở trên không tiếp nối được.
Từ những ý kiến trên, GS Lê Tuấn Hoa - Viện trưởng Viện Toán học nhận định: tôi luôn đinh ninh chuyên toán lớp chuyên không chỉ đào tạo những người chuyên toán, mà đào tạo để vào đại học, ra làm việc phục vụ cho xã hội, dù ở bất kể ngành nghề nào. Trừ cái được mất của trường chuyên thì đã có đóng góp rất lớn… Nếu nhìn như vậy thì trường chuyên sẽ không phải đào tạo gà nòi!
Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập237
  • Hôm nay46,109
  • Tháng hiện tại1,124,960
  • Tổng lượt truy cập3,830,164
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây