Smartphone đầu tiên trên thế giới phát hiện được phóng xạ

Khoảng 10 năm trở lại đây, những chiếc điện thoại thông minh (smartphone) với một loạt chức năng thú vị và cần thiết (nói, nghe, nhắn tin, đọc báo, xem phim...) hiện đang là công cụ tiện dụng “vật bất ly thân” của phần lớn người dân trên khắp thế giới, trong đó có nước ta.
Smartphone đầu tiên trên thế giới phát hiện được phóng xạ
Và điều mới lạ và thú vị khác nữa là Tập đoàn điện thoại di động Softbank của Nhật Bản 3 năm trước đã công khai cho biết sẽ sớm đưa ra thị trường loại điện thoại thông minh mới với chức năng mới: có thể ghi đo các bức xạ hạt nhân trong môi trường xung quanh và dĩ nhiên cả trong cơ thể con người.
Ý tưởng đó có thể hình thành trước đó, nhưng sự thôi thúc cho việc sản xuất và đưa ra thị trường loại điện thoại mới mẻ như vậy hẳn khởi nguồn từ vụ hiểm họa động đất sóng thần Fukushima vào ngày 11.3.2011, dẫn đến nổ nhà máy điện hạt nhân và phát tán phóng xạ ô nhiễm ra vùng dân cư bên ngoài.
Sự quan tâm đến một chiếc điện thoại thông minh và “tân tiến” như vậy cũng dần lan tỏa ra nhiều nước trên thế giới khi họ nhận biết nhiều hơn về sự tồn tại các chất phóng xạ tự nhiên trong đất đá, không khí, các tia phóng xạ từ vũ trụ… mà mọi người đang sống.
Sự và lo lắng đặc biệt nảy sinh trong những người sống gần các nhà máy điện hạt nhân và cả các nhà máy nhiệt điện than hoặc tiếp xúc với các thiết bị công nghiệp có sử dụng chất phóng xạ hay máy gia tốc... Trường hợp 2 thiết bị kiểm tra công nghiệp bị mất nguồn phóng xạ gần đây gây lo lắng trong cư dân ở 2 vùng Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu của nước ta có thể xem là những ví dụ cụ thể.
Vì vậy, cũng có lý khi người sáng lập và Chủ tịch tập đoàn Softbank của Nhật Bản, Masayoshi Son nói rằng: “Mối đe dọa từ tai nạn hạt nhân không thể nhìn thấy bằng mắt thường và tiếp tục là mối lo lắng đối với nhiều người, đặc biệt là các bà mẹ có con nhỏ”.
Trong bối cảnh nói trên, một trong những model đầu tiên của máy điện thoại thông minh đo được phóng xạ có tên là Pantone ra đời.
Các mẫu máy thuộc loại thế hệ đầu tiên Pantone có 8 màu khác nhau. Trong một chiếc máy điện thoại thông minh kiểu mới này, một bộ phận được tích hợp thêm có thể giúp người sử dụng luôn biết được, họ bị ô nhiễm phóng xạ ở mức độ nào, cao hay thấp, nguy hiểm hay bình thường chỉ bằng một thao tác đơn giản là ấn một phím trên chiếc điện thoại di động của mình.
Chiếc điện thoại mới cải tiến cũng có thể lưu giữ kết quả ghi được ở mỗi vị trí mà điện thoại được sử dụng. Softbank cho biết thêm, công cụ mới có thể phát hiện tia gamma trong dải công suất 0,05-9,99 μSv/h (microsievert/giờ).
Nhà điều hành điện thoại di động lớn thứ 3 Nhật Bản, ông Softbank cho biết, giá của điện thoại thông minh mới là phải chăng, không chênh lệch quá lớn so với chiếc máy bình thường.
Tập đoàn điện thoại di động hàng đầu Nhật Bản NTT DoCoMo trong một hội chợ công nghệ cao năm trước đã giới thiệu một điện thoại thông minh với “vỏ” có thể thay đổi được để đo mức phóng xạ.
Chắc rằng, sau Nhật Bản rồi đến các nước, trong đó có Việt Nam, sẽ sớm xuất hiện chiếc điện thoại thông minh kiểu mới, ngoài các chức năng cần thiết lại thêm chức năng mới mẻ và hữu ích - theo dõi môi trường phóng xạ.
Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay45,282
  • Tháng hiện tại1,124,133
  • Tổng lượt truy cập3,829,337
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây