Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong giai đoạn mới: định hướng, nghiệp vụ và giải pháp

           Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TWngày 4.3.2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song CNSH ở nước ta đã có sự phát triển đáng ghi nhận.  
Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong giai đoạn mới: định hướng, nghiệp vụ và giải pháp

Đây là nhận định được các nhà khoa học, các đại biểu đưa ra tại Hội thảo “Phát triển và ứng dụng và phát triển CNSH trong giai đoạn mới: định hướng, nhiệm vụ và giải pháp” do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ KH&CN phối hợp tổ chức ngày 23.12.2015 tại Hà Nội. Chỉ thị số 50-CT/TW ra đời trong bối cảnh CNSH trên thế giới từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển bền vững tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Đối với nước ta, với vai trò chủ đạo của lĩnh vực nông nghiệp thì CNSH càng có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững… Tại Hội thảo, các đại biểu đều ghi nhận những bước tiến nhanh chóng của CNSH trong 10 năm qua, đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, y dược, thực phẩm và môi trường. Việc triển khai các đề tài/dự án thuộc lĩnh vực này đã mang lại kết quả tích cực trong việc phát triển cây, con, giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao, năng suất và chất lượng tốt… Theo TS Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ KH&CN), phát triển CNSH không chỉ là chủ trương, định hướng mà đã trở thành giải pháp quan trọng để phát triển nhanh, bền vững kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trình độ CNSH trong nhiều lĩnh vực vẫn còn thấp và chậm phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ chế, chính sách phát triển CNSH còn dàn trải, thiếu sự liên kết, thiếu tính đột phá. Sự phân bổ giữa nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và nghiên cứu cơ bản chưa đồng đều, chưa hợp lý.

Bàn về những giải pháp đẩy mạnh phát triển CNSH trong thời gian tới, nhiều đại biểu cho rằng, về lâu dài, Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển CNSH cho giai đoạn 2020 dựa trên chiến lược phát triển KH&CN quốc gia và chiến lược phát triển cụ thể của các ngành; đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN và thị trường công nghệ; khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực CNSH…

Theo http://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay36,130
  • Tháng hiện tại1,114,981
  • Tổng lượt truy cập3,820,185
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây