Chàng trai người dân tộc sáng tạo kỹ thuật nơi phố núi

Sáng kiến máy tuốt lúa gắn động cơ kết hợp với quạt và sàng đã đưa anh Anh Lò Văn Cường dân tôc Thái, ở bản Hua Ít, Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đến với Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh lần thứ 5 năm 2018.

 

Chàng trai người dân tộc sáng tạo kỹ thuật nơi phố núi

Lần đầu tiên dự Hội thi, anh là tác giả duy nhất không bằng cấp, đã vinh dự được trao giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh, được BTC lựa chọn đi dự hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 15. Tốt nghiệp lớp 12, anh đi công an nghĩa vụ ra quân năm 2016, chưa kịp học nghề hay chuyên nghiệp gì cả.

Nhưng hồi đi học anh có phụ giúp cho một bác họ sữa chữa xe máy, được bác khen là khéo tay, có năng khiếu cơ điện. Nên anh chọn con đường khởi nghiệp sáng tạo bằng cách vừa tra cứu trên mạng, xem các video trình diễn kỹ thuật, vừa giành thời gian gần 01 năm sau khi ra quân để đi thực tế tìm hiểu tình hình sử dụng máy móc phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở địa phương tiếp cận hỏi ý kiến bà con dùng máy, đồng thời trực tiếp quan sát kỹ lưỡng cấu tạo và hoạt động của máy, anh cũng cơ bản biết được cái hay, cái dở của một số loại máy khi áp dụng vào điều kiện miền núi.

Rất nhiều ý tưởng cải tiến máy móc đã lần lượt hình thành, thôi thúc anh quyết tâm bắt tay vào thiết kế, thử nghiệm. Nhờ có năng khiếu cộng với sự đam mê kỹ thuật, anh đã  có một số thành công bước đầu.Với nguồn vốn vay ban đầu (90 triệu) của gia đình để đầu tư mua máy cắt, máy hàn, vật tư…

 Cái máy đầu tiên anh tự thiết kế, chế tạo thành công để dùng (như là chiếc máy cái) là máy mi ni uốn tôn và tấm kim loại, chiếc thứ hai là chiếc xe đạp nước gắn phao phục vụ khách du lịch ở khu vực hồ gần nhà,  máy thứ ba là máy tẻ ngô gắn  động cơ mi ni, công suất tẻ 3 tấn ngô hạt/h, bán được 5 cái với giá 3,2 triệu/cái, máy thứ tư là máy xay đa năng cũng gắn động cơ mi ni để xay, trộn, ép  thức ăn chăn nuôi (từ bột ngô, cám gạo, cây cuối, rau, đỗ tương, bột cá..), cũng bán được 3 chiếc với giá trên 3 triệu đồng/cái.

Bước đầu lấy công làm lãi, mỗi cái máy anh cũng chỉ thu về được trên dưới 01 triệu đồng, phương thức tiếp cận thị trường của anh đúng là của thanh niên thời @, thời công nghệ 4.0. Sản xuất và vận hành thành công máy nào là anh cùng vợ quay video tung lên facebook, gửi qua email cho bạn bè kèm theo thông tin về tính năng kỹ thuật, công suất, giá cả để thăm dò. Nhưng có lẽ thị trường hai loại máy này không lớn, hoặc vì lý do khác mà chưa có nhiều người đặt hàng.

Điểm nhấn thành công của anh phải kể đến máy tuốt lúa mi ni kết hợp quạt và sàng, máy gắn động cơ mi ni chạy bằng xăng, 3600vòng/phút, vừa có quạt, lúc đầu có 01 lớp sàng, sau sau cải tiến tiếp, bố trí hai sàng, bảo đảm lúa tuốt ra sạch tuyệt đối, không còn bổi và thóc lép. Máy dùng 3 nhân công, công suất tuốt, quạt và sàng 3,5-4 tạ lúa sạch/h, gấp 10 lần năng suất làm thủ công của 4 người.

 Đặc biệt, máy có 02 dao cắt bố trí hai bên quả lô nên không bị rơm cuốn vào, trọng lượng máy chỉ nặng  hơn 40 kg. Với các đặc trưng như vậy, máy của anh ưu việt hơn cả các loại máy trên thị trường. Máy lớn, hiện đại có ba chức năng tuốt, quạt và sàng, nhưng đắt và nặng, khó di chuyển ra ruộng, lên nương.   Máy nhỏ thì có hai loại thủ công và gắn động cơ, nhẹ, dễ di chuyển, nhưng chỉ có 01 chức năng tuốt, không có chức năng quạt và sàng, lúa tuốt xong vẫn lẫn với rơm, thóc lép, bổi... phải mất công quạt lại.

 Hơn nữa, máy không có hai dao cắt nên hay bị rơm cuốn vào quả lô, phải dừng lại để gỡ. Các hộ sử dụng máy phàn nàn, không hài lòng về các nhược điểm này. Sau khi quay video tung máy lên mạng và gửi cho bạn bè, tuy mới mấy tháng, nhưng anh đã có phản hồi tích cực, bước đầu đã sản xuất bán ra thị trường  gần 20 chiếc cho các hộ( người Thái, Người Mông) ở huyện Mường La, Mộc Châu, Phù Yên. Anh vẫn thường xuyên quan hệ bằng điện thoại, email với khách hàng để sẵn sàng sữa chữa  khi máy hỏng hóc, nhưng các máy bán ra đến nay vẫn hoạt động tốt, chưa hỏng hóc gì. Hiện anh đang có hơn 5 hợp đồng mới. Với giá bán  3,8 triệu đồng/chiếc, anh cũng chỉ lấy công làm lãi khoảng 01triệu/chiếc.                            

Anh Cường  còn có một sản phẩm tâm đắc hơn, đó là kiềng gia nhiệt đun nước nóng, ý tưởng bắt nguồn từ cái bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời anh cải tiến bếp nấu ăn hàng ngày bằng kiềng ống inox rỗng, các ống ngang dọc được nối thông với nhau.

Bình nước do anh tự chế tạo, có hai lớp để giữ nhiệt, có đường nước vào, nước ra, lỗ thoát hơi an toàn, bình để trên cao ở độ cao và vị trí tùy ý (nhưng thấp hơn  nguồn cung cấp nước), đầu nước lạnh từ bình ra được dẫn bằng ống mềm chịu nhiệt, nối với một đầu ống của kiềng, một đầu  ra của kiềng được nói với ống mềm chịu nhiệt, dẫn nước nóng hoàn lưu  trở lại bình, cả đường nước vào kiềng và ra khỏi kiềng  đều lắp van một chiều.

Kết quả thật bất ngờ. Hàng này,  chỉ đun nấu khoảng 15-20 phút là làm nóng tới 80-90 độ một bình 50 lít để trên cao, rối dẫn đến nơi nào cần, nước trong bình được giữ nóng tới 2 ngày, nếu ngày đun nấu 2-3 bữa là đun nóng được bình 250 lít hoặc hơn. Với công suất và độ nóng như vậy thì các hộ đủ nước nóng đùng thoái mái hàng ngày, không lệ thuộc vào thời tiết.

Điều nhà sáng chế trẻ băn khoăn là hiện vẫn chưa tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi, cũng chưa có ai tư vấn, hướng dẫn chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành dự án khoa học để có kinh phí hoàn thiện mô hình sản phẩm và  các quy trình công nghệ, việc đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng rất phức tạp, tốn kém. Vì vậy anh rất  mong sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý để sản phảm kỹ thuật của anh được hoàn thiện, phát triển rộng rãi cho bà con dân tộc.

Theo vusta.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay49,098
  • Tháng hiện tại1,074,302
  • Tổng lượt truy cập3,779,506
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây