Hải Dương: Sẵn sàng cho Hội nghị khoa học và công nghệ vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ XII

Trong những ngày này, mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng các cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương vẫn tất bật các công việc, nhiệm vụ được giao nhằm chuẩn bị những điều kiện thuận lợi, hoàn thiện nhất đến với cho Hội nghị khoa học và công nghệ vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ XII.

Hải Dương: Sẵn sàng cho Hội nghị khoa học và công nghệ vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ XII

Hội nghị khoa học và công nghệ vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ XII dự kiến diễn ra từ chiều ngày 25 đến hết 26 tháng 4 năm 2019 tại trung tâm Hội nghị Âu Cơ, đường Nguyễn Hữu Cầu, TP. Hải Dương với sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Viện Di truyền; Viện Chăn nuôi; Viện nghiên cứu rau quả; Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm; Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; Viện Bảo vệ thực vật…cùng đại diện 11 Sở Khoa học và Công nghệ vùng đồng bằng sông Hồng, lãnh đạo tỉnh Hải Dương đến dự và tham gia hội nghị.

Tại đây các đại biểu cùng nhau đánh giá kết quả thực hiện kết luận của Hội nghị giao ban KH&CN Vùng lần thứ XI; một số nhiệm vụ, giải pháp về KH&CN phục vụ phát triển kinh tế -xã hội trong giai đoạn tới. Trao đổi thảo luận về ứng dụng KH&CN phát triển một số sản phẩm chủ lực của địa phương, sản phẩm OCOP; triển khai thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả,Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu qủa hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập tại các địa phương; Hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo;Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0. 

Ngoài ra các đại biểu thuộc vùng đồng bằng sông Hồng còn đánh giá thực trạng và kết quả ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của vùng như: rau, củ, quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hoa và cây cảnh, lúa gạo, cây dược liệu; Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trong giai đoạn tới. Cũng như một sốỨng dụng KH&CN phát triển sản xuất rau, quả theo chuỗi giá trị phục vụ nội tiêu và xuất khẩu của Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao;Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại Hải Dương;Ứng dụng công nghệ cao sản xuất nấm chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; Ứng dụng công nghệ cao phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường; Kết quả ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa, quả an toàn, chất lượng cao vùng đồng bằng sông Hồng.Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Trong hơn 30 năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp đạt nhiều thành tựu lớn, tuy nhiên đồ thị tăng trưởng của nước ta trong vài năm gần đây đã có dấu hiệu chững lại. Qua đó cho thấy, muốn phát triển nông nghiệp bền vững không còn cách nào khác là phải áp dụng KH&CN vào mọi quá trình sản xuất: không chỉ thực hiện liên kết 4 nhà mà phải đẩy mạnh liên kết 5 nhà. Các nhà quản lý, nhà đầu tư (doanh nghiệp), nhà nông, nhà khoa học và nhà băng phải kết nối chặt chẽ với nhau. Ngành nông nghiệp đang xác định trục phát triển sản phẩm ưu tiên nhóm xuất khẩu bao gồm lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái...mỗi tỉnhphấn đấu có từ2-3 sản phẩm chủ lực để tập trung nguồn lực phát triển; sản phẩm địa phương cần được lựa chọn gắn với việc xây dựng nông thôn mới và tất cả các sản phẩm phải tạo ra chuỗi thực sự.

Hải Ninh

  

 

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây