Xây dựng mô hình xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Ngày 12 tháng 5 năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện đề tài "Xây dựng mô hình xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Hải Dương".Cơ quan chủ trì đề tài: Hội Khuyến học tỉnh Hải Dương, chủ nhiệm đề tài do ông Phạm Văn Bảo, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Hải Dương.
Xây dựng mô hình xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Hiện nay, mô hình xã hội học tập đã được nghiên cứu ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, khái niệm "xã hội học tập" có rất nhiều ý kiến khác nhau, tuỳ theo truyền thống lịch sử về văn hoá và giáo dục cũng như điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi nước, định nghĩa về xã hội học tập Việt Nam hiện đại như sau: "Xã hội học tập là một xã hội mà ai cũng được học hành. Học hành sáng tạo suốt đời. Công nông trí thức hóa. Dân tộc thông thái".
Tại Hải Dương, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010 đã xác định: "tạo chuyển biến mạnh trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo nhằm nâng cao trình độ học vấn và kĩ năng nghề nghiệp cho mọi người dân...từng bước thực hiện phổ cập trung học ở những nơi có điều kiện, toàn tỉnh đạt chuẩn vào năm 2015".
Trước những vấn đề trên, Ban chủ nhiệm đề tài đã đưa ra mục tiêu: Nghiên cứu lí luận và thực tiễn một số nội dung cơ bản của việc xây dựng xã hội học tập ở Hải Dương; xây dựng mô hình học tập ở một số địa bàn đại diện cho tỉnh làm cơ sở để triển khai áp dụng rộng, thực nghiệm mô hình xã hội học tập tại những loại hình khác nhau trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm đánh giá kết quả khách quan nhất, sau đó đưa ra những giải pháp xây dựng mô hình đạt hiệu quả. Kết quả Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát và thực nghiệm, đã đánh giá toàn diện về nhận thức và hành động của các cơ sở thực nghiệm, xây dựng được 3 mô hình xã hội học tập(Công ty lắp máy Lilama; xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ; xã Hiệp Hoà, huyên Kinh Môn); lựa chọn và biên soạn được nội dung của 44 bài giảng chuyên đề đảm bảo chất lượng chuyên môn để giảng dạy tại các cơ sở thực nghiệm, tính đến cuối tháng 12 năm 2009 các cơ sở thực nghiệm đã tổ chức giảng dạy 44 chuyên đề (với 50 lượt giảng) do 14 người giảng dạy và sự tham gia học tập trực tiếp tại lớp của 2212 lượt người thuộc các thành phần, vị trí xã hội, các cấp độ lứa tuổi khác nhau, 76 lần tổ chức đọc tài liệu bài giảng với hơn 5.222 lượt người tham gia nghiên cứu, thảo luân..
Đề tài đã góp phần vào việc thực hiện chủ trương "xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập" mà Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã đề ra.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây