Theo tính toán, riêng năm 2010, khoảng 60-65% lượng phân đạm (tương đương 1,77 triệu tấn), 55-60% lượng lân (2,07 triệu tấn và 55-60% kali (344 nghìn tấn) được bón vào đất nhưng cây trồng không hấp thụ, tác động tiêu cực đến nông nghiệp và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng.
Kết quả điều tra 30 mô hình thu gom rác thải tại 10 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng của Viện Nước, tưới tiêu và môi trường những năm gần đây, chỉ có hai địa phương có kế hoạch triển khai thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, nhưng đều không thành công do không có kinh phí thực hiện và công tác tuyên truyền chưa sâu sát. Người dân vẫn nghĩ vỏ thuốc bảo vệ thực vật là loại rác thông thường nên vứt bỏ ở đâu không quan trọng.
Theo khảo sát mới đây của Viện Nước, tưới tiêu và môi trường (Bộ NN&PTNT) cho thấy, với khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường.
Theo tính toán, riêng năm 2010, khoảng 60-65% lượng phân đạm (tương đương 1,77 triệu tấn), 55-60% lượng lân (2,07 triệu tấn và 55-60% kali (344 nghìn tấn) được bón vào đất nhưng cây trồng không hấp thụ, tác động tiêu cực đến nông nghiệp và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Trong chăn nuôi, khoảng 60% chất thải rắn chưa qua xử lý đổ thẳng ra môi trường, xuống hệ thống thoát nước, kênh mương. Số lượng phân không được xử lý và tái sử dụng chính là nguồn gốc cung cấp khí CO2, N2O làm trái đất nóng lên. Chưa kể nguồn chất thải phát tán của vật nuôi gây lây lan dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở nhiều địa phương trong thời gian qua.
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Ðất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.
Ngân hàng Thế giới nhận định, Việt Nam có thể chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP mỗi năm. Và ô nhiễm môi trường đất, nước... có xu hướng sẽ gia tăng, kéo theo hệ quả là tác động tới đời sống và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ngày càng trầm trọng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hàng loạt xung đột về môi trường, điển hình là xung đột lợi ích giữa các nhóm cộng đồng trong khai thác sử dụng tài nguyên, giữa những nhóm gây ô nhiễm và cộng đồng bị ô nhiễm.
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất như nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ thống đó hướng tới
Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp
Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác như chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng
Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng ... nhằm nâng cao dần đời sống người dân. Phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững
Để tiến tới kiềm chế, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, Bộ NN&PTNT đã triển khai 6 giải pháp như: Rà soát, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường; hướng dẫn các quy định về quan trắc môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường nông nghiệp; kiểm soát ô nhiễm và cảnh báo dịch bệnh trong các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên biển; phục hồi, cải thiện môi trường nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ, sử dụng công nghệ...
Theo khảo sát mới đây của Viện Nước, tưới tiêu và môi trường (Bộ NN&PTNT) cho thấy, với khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường.
Theo tính toán, riêng năm 2010, khoảng 60-65% lượng phân đạm (tương đương 1,77 triệu tấn), 55-60% lượng lân (2,07 triệu tấn và 55-60% kali (344 nghìn tấn) được bón vào đất nhưng cây trồng không hấp thụ, tác động tiêu cực đến nông nghiệp và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Trong chăn nuôi, khoảng 60% chất thải rắn chưa qua xử lý đổ thẳng ra môi trường, xuống hệ thống thoát nước, kênh mương. Số lượng phân không được xử lý và tái sử dụng chính là nguồn gốc cung cấp khí CO2, N2O làm trái đất nóng lên. Chưa kể nguồn chất thải phát tán của vật nuôi gây lây lan dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở nhiều địa phương trong thời gian qua.
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Ðất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.
Ngân hàng Thế giới nhận định, Việt Nam có thể chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP mỗi năm. Và ô nhiễm môi trường đất, nước... có xu hướng sẽ gia tăng, kéo theo hệ quả là tác động tới đời sống và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ngày càng trầm trọng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hàng loạt xung đột về môi trường, điển hình là xung đột lợi ích giữa các nhóm cộng đồng trong khai thác sử dụng tài nguyên, giữa những nhóm gây ô nhiễm và cộng đồng bị ô nhiễm.
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất như nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ thống đó hướng tới
Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp
Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác như chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng
Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng ... nhằm nâng cao dần đời sống người dân. Phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững
Để tiến tới kiềm chế, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, Bộ NN&PTNT đã triển khai 6 giải pháp như: Rà soát, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường; hướng dẫn các quy định về quan trắc môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường nông nghiệp; kiểm soát ô nhiễm và cảnh báo dịch bệnh trong các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên biển; phục hồi, cải thiện môi trường nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ, sử dụng công nghệ...
Theo Hải Tâm, Hội Nông dân Việt Nam