Máy bay không người lái dùng để bảo vệ, quản lý môi trường

Nhóm nghiên cứu của ThS. Huỳnh Văn Kiểm, Trường đại học bách khoa TP.HCM vừa nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và cho bay thử nghiệm thành công loại máy bay không người lái (bay tự động theo lộ trình lập sẵn). Đây là lần đầu tiên loại máy bay không người lái được các nhà khoa học trong nước thực hiện.
Chiếc máy bay này được đặt tên là KATA, làm bằng vật liệu composit, động cơ xăng, vận tốc bay đạt 85 km/giờ, sải cánh 2,5 mét, trọng lượng 12 kg, khả năng mang tải là 3 kg (mang máy quay phim, chụp ảnh trên không), tầm bay 6 km, thời gian bay 45 phút, trần bay 600 mét. Máy bay đã được thử nghiệm tại khu vực Đồng Diều, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Kết quả cho thấy KATA bay khá ổn định, dễ điều khiển để thực hiện các thao tác trên không (tăng, giảm độ cao, bay vòng, bay thẳng…). Trong quá trình bay ít phải thay đổi các bề mặt điều khiển để duy trì cân bằng, yếu tố này là cơ sở thuận lợi đáp ứng yêu cầu về độ ổn định khi bay tự động, giúp cho việc ghi hình từ máy quay phim được tốt nhằm có được hình ảnh đạt chất lượng.
Theo Th.S. Huỳnh Văn Kiểm, loại máy bay không người lái, hay còn gọi là máy bay tự động UAV (Uninhabited Aerial Vehicles) đã được phát minh và phát triển tại các nước phát triển từ những năm 1990. UAV được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công tác nghiên cứu khoa học (nghiên cứu Trái đất, biển, bão, lốc, vòi rồng, viễn thám, lập bản đồ, ứng dụng trong quản lý đô thị - giao thông...); ứng dụng trong nông - lâm - ngư nghiệp (quản lý mặt nước nuôi trồng thủy sản, phun thuốc bảo vệ thực vật, quản lý cây công nghiệp...); bảo vệ môi trường (quan trắc rừng, ứng cứu sự cố cháy rừng, quan trắc ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, quản lý bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên…) và trong lĩnh vực quân sự. Thành công của nghiên cứu này mở ra một triển vọng có thể sản xuất được UAV trong nước thay thế cho việc nhập ngoại.
Được biết, nhóm nghiên cứu đã tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2, phối hợp cùng các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không (Viện khoa học phòng không - không quân, Viện KHCN quân sự...) tập trung, xây dựng, hoàn thiện hệ thống giám sát mặt đất, hệ thống truyền nhận dữ liệu giữa máy bay và mặt đất; cải tiến hoàn thiện hệ thống cảm biến đo lường... Mục tiêu của giai đoạn 2 là đưa ra được mẫu máy bay UAV có thể đáp ứng được yêu cầu trong công tác quan trắc bảo vệ, quản lý môi trường (theo đơn đặt hàng của Sở TN& MT - TP.HCM).
KHPT

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay53,673
  • Tháng hiện tại1,310,240
  • Tổng lượt truy cập4,015,444
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây