Vừa qua, huyện Bình Giang (Hải Dương) đã kết hợp với công ty cổ phần công nghệ sinh học Fitohoocmon và Công ty TNHH NAB đã thử nghiệm thành công mô hình xử lý rơm rạ ủ làm phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho sản xuất lúa gạo an toàn tại xã Nhân Quyền và xã Thái Hòa, huyện Bình Giang với 280 tấn rơm rạ xử lý.
Huyện Bình Giang là huyện trong điểm sản xuất lúa của tỉnh Hải Dương với diện tích gieo cấy là 12.600 ha/ năm lượng rơm rạ sau khi thu hoạch là rất lớn. Nếu dùng men vi sinh tạo ra nguồn phân ủ thì giảm được một lượng chi phí lớn đầu vào cho nông dân và cải tạo đất giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời tạo ra một sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe cộng đồng, hướng tới một thương hiệu gạo an toàn chất lượng. Rơm rạ sau thu hoạch được các hộ nông dân thu gom tập kết vào mộ địa điểm thuận lợi cho việc ủ hoặc thu gom về tại các gia đình. Trước khi rơm rạ đưa vào ủ, tiến hành dùng máy vò đập có gia cố thêm phần băm chặt để rơm rạ được vò nát và nhỏ rồi đánh đống và ủ.
Để xử lý rơm rạ trước hết phải tưới nước để rơm rạ đạt độ ẩm từ 80 đến 90% rồi rải rơm theo từng lớp, mỗi lớp dầy khoảng 30 đến 40cm và tưới men vi sinh đều khắp trên mặt đống. Ngoài ra cần bổ sung mỗi tấn rơm rạ thêm 0,1kg phân đạm Urê + 1 kg Super lân, cứ như vậy cho đến khi đạt độ cao khoảng từ 1,5 đến 1,6 m,, chiều rộng và chiều dài thì tùy điều kiện cụ thể ủ theo quy mô gia đình hay quy mô liên gia với số lượng nhiều hay ít để đánh đống. Sau 10 ngày thì tiến hành kiểm tra và đảo trộn để làm cho rơm rạ vụn ra; vi sinh phân bố đều hơn và tưới bổ sung kịp thời những chỗ chưa thối. Sau 45 đến 50 ngày rơm rạ phân hủy thành phân ủ hữu cơ thì có thể sử dụng đem bón lót cho cây trồng.
Việc dùng men vi sinh xử lý rơm ra làm phân hữu có phục vụ cho sản xuất lúa gạo an toàn đã tận dụng toàn bộ lượng rơm rạ của nông nghiệp sau mỗi vụ thu hoạch lúa cùng với chế phẩm sinh học tạo ra nguồn phân ủ bón lót cho cây trồng, cải tạo đất, đảm bảo năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm lúa an toàn ít tồn dư hoặc không còn tồn dư các hóa chất độc hại trong sản phẩm lúa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Phạm Ninh Hải
Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương
Để xử lý rơm rạ trước hết phải tưới nước để rơm rạ đạt độ ẩm từ 80 đến 90% rồi rải rơm theo từng lớp, mỗi lớp dầy khoảng 30 đến 40cm và tưới men vi sinh đều khắp trên mặt đống. Ngoài ra cần bổ sung mỗi tấn rơm rạ thêm 0,1kg phân đạm Urê + 1 kg Super lân, cứ như vậy cho đến khi đạt độ cao khoảng từ 1,5 đến 1,6 m,, chiều rộng và chiều dài thì tùy điều kiện cụ thể ủ theo quy mô gia đình hay quy mô liên gia với số lượng nhiều hay ít để đánh đống. Sau 10 ngày thì tiến hành kiểm tra và đảo trộn để làm cho rơm rạ vụn ra; vi sinh phân bố đều hơn và tưới bổ sung kịp thời những chỗ chưa thối. Sau 45 đến 50 ngày rơm rạ phân hủy thành phân ủ hữu cơ thì có thể sử dụng đem bón lót cho cây trồng.
Việc dùng men vi sinh xử lý rơm ra làm phân hữu có phục vụ cho sản xuất lúa gạo an toàn đã tận dụng toàn bộ lượng rơm rạ của nông nghiệp sau mỗi vụ thu hoạch lúa cùng với chế phẩm sinh học tạo ra nguồn phân ủ bón lót cho cây trồng, cải tạo đất, đảm bảo năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm lúa an toàn ít tồn dư hoặc không còn tồn dư các hóa chất độc hại trong sản phẩm lúa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Phạm Ninh Hải
Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương