Mô hình nông nghiệp bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tám loại mô hình được xây dựng và hoàn thiện tạo ra diện mạo mới về các mô hình nông nghiệp bền vững quy mô nhỏ thích ứng với biến đổi khí hậu trên cùng một địa bàn, trong từng hộ gia đình ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Mô hình nông nghiệp bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Trong kế hoạch hoạt động năm ba dự án "Củng cố mạng An ninh Lương thực Quốc tế (IFSN) nhằm tăng cường An Ninh Lương thực và Dinh dưỡng" do Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD), Mạng CIFPEN phối hợp với tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) thực hiện, Ủy ban Châu Âu (EC) tài trợ, đã triển khai dự án vào tháng 5 và được đánh giá vào tháng 11/2012.
Trong khuôn khổ của dự án, hội thảo cùng chủ đề vừa diễn ra ở Hà Nội đầu tháng 11 đã trình bày kết quả họat động, phân tích tác động của mô hình; chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình; đề xuất và khuyến nghị trong việc thực hiện các mô hình sản xuất nhỏ bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.
ThS Đỗ Đức Khôi, Giám đốc Trung tâm Môi trường Dân số&Phát triển, cho biết dự án có tổng kinh phí hơn 344 triệu đồng tập trung hóa và hoàn thiện các mô hình sản xuất quy mô nhỏ theo hướng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu trong phạm vi 2 – 4 xã tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Theo Phó Chủ tịch Hội Làm vườn & Trang Trại tỉnh Thanh Hóa Phan Đức Trạch, tỉnh hiện có 36 hộ tham gia dự án với tám loại mô hình (VAC, phân hữu cơ vi sinh, nuôi giun, nuôi cua, nuôi cá, nuôi ong, biogas, bếp đun cải tiến) trong đó có nhiều hộ thực hiện đồng thời nhiều loại mô hình tiêu biểu như gia đình các ông Mai Xuân Hưng, Lê Văn Bộ, Lê Ngọc Vi ở huyện Hà Trung.
Sự hỗ trợ của dự án về giống cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính lai xa, hỗ trợ thức ăn cho cá, thuốc phòng trừ bệnh và xử lý môi trường không chỉ có tác dụng động viên tinh thần mà có triển vọng nâng cao hiệu quả kinh tế bền vững.
"Các mô hình ứng dụng công nghệ khí sinh học làm hầm biogas-VACVIVA và ủ phân hữu cơ vi sinh một mặt có tác dụng thiết thực xử lý chất thải trong chăn nuôi và trồng trọt, làm "sạch làm tốt ruộng" mặt khác đã tận dụng được nguồn năng lượng tái sinh, tiết kiệm chi phí chất đốt từ 300.000 – 400.000 đồng/tháng", ông Trạch cho biết.
Đặc biệt các hộ biết ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh vài ba vụ, thấy phân có tác dụng làm cho đất canh tác tăng độ tơi xốp và màu mỡ rõ rệt, tạo môi trường canh tác bền vững.
Tổng số đã có tám loại mô hình với tổng số 45 mô hình và 36 hộ tham gia, như vậy đã có ít nhất chín hộ xây dựng hai mô hình. Tám loại mô hình được xây dựng và hoàn thiện tạo ra diện mạo mới về các mô hình nông nghiệp bền vững quy mô nhỏ thích ứng với biến đổi khí hậu trên cùng một địa bàn, trong từng hộ gia đình.
Ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch Mạng lưới An ninh Lương thực & Giảm nghèo, nhấn mạnh: "Mô hình kinh tế hộ gia đình có tác động rất tốt để người dân tự đảm bảo an ninh lương thực và tự xóa đói nghèo."
Dự án nhằm tạo ra sự tương tác giữa các mô hình và gây tác động rõ nét đến việc học tập, trao đổi kinh nghiệm đồng thời nâng cao sức thuyết phục trong vận động chính sách về nông nghiệp bền vững quy mô nhỏ và xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Theo: tinmoitruong.vn , ngày 6/11

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay33,884
  • Tháng hiện tại1,112,735
  • Tổng lượt truy cập3,817,939
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây