Tăng mức phạt gây ô nhiễm môi trường lên 2 tỷ đồng

Mức xử phạt đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thời gian tới có thể tăng lên tới 2 tỷ so với mức phạt trong lĩnh vực khác. Đây sẽ là "đòn mạnh" để giải quyết bài toán chây ỳ của nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua.
Tăng mức phạt gây ô nhiễm môi trường lên 2 tỷ đồng

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến tại Hội nghị triển khai kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 13.9 tại Hà Nội.
Cần trao thêm quyền
Theo TS. Bùi Cách Tuyến, kết quả hơn 9 năm triển khai Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đến nay, trong tổng số 439 cơ sở được thống kê giai đoạn 1 (từ 2003-2007), đã có 370 cơ sở hoàn thành các biện pháp xử lý, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm 84,3%).
"Mặc dù còn tồn tại, nhưng cho thấy công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang đi đúng hướng. Các giải pháp triển khai bước đầu mang lại hiệu quả nhất định", TS Tuyến nói. Trên cơ sở này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thống nhất với đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành tổng rà soát, đánh giá, phân loại, mở rộng phạm vi, đối tượng, xây dựng một Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020. Mục tiêu của Kế hoạch này là tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tiến hành xử lý kiên quyết, dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi cả nước, bảo đảm đến năm 2020 không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tuy nhiên, đại diện nhiều Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần phải có tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm. Đồng thời, xác định các biện pháp xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tới, bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế và an ninh xã hội. Xác định cơ chế kiểm soát và trách nhiệm của các bên liên quan đối với việc phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới. Vấn đề huy động các nguồn lực xã hội, hỗ trợ quốc tế tăng nguồn kinh phí xử lý ô nhiễm và thái độ đối với tư tưởng chây ỳ, trông chờ, ỷ lại của một bộ phận không nhỏ các cơ sở hoạt động công ích trong việc xử lý triệt để ô nhiễm...cũng được các đại biểu quan tâm. Về thẩm quyền xử lý, nhiều ý kiến cho rằng, cấp có thẩm quyền nào thanh tra, thì cấp đó ra quyết định xử lý và chịu trách nhiệm về việc xử lý đó đối với cơ sở.
Đến năm 2020 sẽ "xóa sạch" cơ sở gây ô nhiễm
Theo Dự thảo kế hoạch, trong năm 2012, sẽ tiến hành tổng rà soát, thống kê toàn bộ các cơ sở đang hoạt động có phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đưa vào danh mục kèm theo thời gian và các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để có tính khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt theo phân cấp, thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, song song với việc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm nhằm ngăn chặn việc phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới. Đến năm 2020, sẽ hoàn thành xử lý triệt để đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được rà soát bổ sung đến năm 2015; chấm dứt tình trạng phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; bảo đảm trên phạm vi cả nước không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đặt niềm tin vào sự thành công, TS Tuyến cho biết, Quốc Hội đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thì mức phạt đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời gian tới lên tới 2 tỷ so với mức phạt trong lĩnh vực khác. Theo yêu cầu của các địa phương như vậy là phù hợp. "Tránh tình trạng nhiều cơ sở thấy mức phạt thấp quá họ đồng ý chịu xử phạt, bởi kinh phí xử lý mà họ bỏ ra có thể lớn hơn, thành ra họ chấp nhận chịu phạt", TS Tuyến kỳ vọng.
Thêm vào đó kế hoạch lần này quy định rõ cơ chế chịu trách nhiệm của cơ quan chỉ đạo, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, Thủ trưởng cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quá trình thực hiện xử lý ô nhiễm triệt để.TS Tuyến cho biết, lần này sẽ phân danh sách các cơ sở theo từng loại khác nhau và giao trách nhiệm cho từng bên liên quan. Sẽ phải xác định rõ ràng cơ sở nào sẽ được sự chú ý thường trực của các cơ quan trung ương, cơ sở nào giao trách nhiệm trực tiếp cho Chủ tịch tỉnh, và phải giải quyết, hoàn thành trong thời gian bao lâu,... vì vậy sẽ truy trách nhiệm đến cùng để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Nguồn: Báo Đất Việt

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập206
  • Hôm nay42,949
  • Tháng hiện tại1,121,800
  • Tổng lượt truy cập3,827,004
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây