Thuyết minh lựa chọn các thông số chất lượng nước sạch xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

 1.1. Sự cần thiết phải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCKTĐP) quy định về chất lượng nước sạch

Nước sạch có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống, sức khỏe con người, nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và có một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống, sức khỏe (chuyển hóa, thải độc, vận chuyển dinh dưỡng và dưỡng khí, điều hòa thân nhiệt…). Nước đồng thời cũng là yếu tố gây nên các bệnh lây nhiễm và các bệnh không lây nhiễm nếu việc cấp nước không tuân thủ đảm bảo an toàn - nước bị nhiễm bẩn. Tuy nhiên, hiện nay an ninh nguồn nước sinh hoạt của cả nước nói chung và Hải Dương nói riêng đã, đang và sẽ còn là vấn đề hết sức nóng, cần sự quan tâm đúng mực của các cấp chính quyền, của cộng đồng và của mọi người dân. Vấn đề này rất cần sự nỗ lực, ý thức trách nhiệm của các cơ quan chức năng và quyết tâm của cả hệ thống chính trị.

Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87%. Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.

Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thành phố Chí Linh và 18 xã thuộc thị xã Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Hải Dương hiện nay đã và đang xảy ra ô nhiễm môi trường tại một số sông thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải và một số ao, hồ, kênh mương thuộc các khu đô thị và nông thôn có làng nghề. Nguyên nhân ô nhiễm là do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và nước rỉ từ các bãi rác. Tại các khu, cụm công nghiệp, ô nhiễm môi trường tập trung ở những ngành nghề công nghiệp nặng như sản xuất xi măng, sắt thép, luyện kim…

Đặc điểm các nguồn nước nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy nước sạch trên địa bàn tỉnh Hải Dươnglà 95% nguồn nước mặt và 5% nguồn nước ngầm. Theo số liệu báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi trường tổng số mẫu nước bề mặt tại các sông lớn làm xét nghiệm theo QCVN 08-MT:2015/BTNMTlà 312 mẫu trong đó có 141 mẫu có các chỉ tiêu xét nghiệm đạt theo quy chuẩn chiếm tỉ lệ 45,1%  còn 171 mẫu không đạt theo quy chuẩn chiếm tỉ lệ 54,9% và tổng số mẫu nước ngầm làm xét nghiệm theo QCVN 09-MT:2015/BTNMTlà 162 mẫu trong đó có 15 mẫu có các chỉ tiêu xét nghiệm đạt theo quy chuẩn chiếm tỉ lệ 9,2% còn 147 mẫu không đạt theo quy chuẩn chiếm tỉ lệ 81,8%.

Để kiểm soát về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, Bộ Y tế đã ban hành QCVN 01-1:2018/BYT kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế. UBND tỉnh/thành phố cần ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực trước tháng 7/2021.

Đối với QCVN 01-1: 2018/BYT với 99 chỉ tiêu, trong đó có 08 chỉ tiêu chất lượng nhóm A (tần suất giám sát 1 tháng/lần); 91 chỉ tiêu chất lượng nhóm B (tần suất giám sát 6 tháng/lần) Trong quá trình áp dụng quy chuẩn này kể từ khi ban hành tới nay còn một số tồn tại cần phải khắc phục, cụ thể như sau:

Có nhiều chỉ tiêu chất lượng nước quy định trong QCVN 01:1 không có trong nước thành phẩm cấp tại Hải Dương do không có nguồn phát sinh và theo kết quả đánh giá trong nhiều năm, không phát hiện thấy hoặc có hàm lượng thấp hơn giới hạn cho phép. Nên việc đánh giá toàn bộ 99 chỉ tiêu chất lượng nước là không thực sự cần thiết đối với trường hợp tại Hải Dương và gây lãng phí nguồnlực.

Bên cạnh đó, nếu quy định 99 chỉ tiêu bắt buộc phải giám sát định kỳ theo QCVN 01-1: 2018/BYT cũng sẽ tạo ra gánh nặng chi phí cho người sử dụng nước, hơn nữa, chi phí này nhiều khi được xem là sự lãng phí khi rất nhiều chỉ tiêu không được phát hiện trong nước thành phẩm mà vẫn phải phân tích xác định nồng độ hằng năm.

Kế hoạch cấp nước an toàn (WSP), dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2006, đến nay đã ở giai đoạn thứ 3 của chương trình. Cách tiếp cận mới này không chỉ là một phương tiện hữu hiệu để quản lý các rủi ro nhằm giảm thiểu những tác động gây ra cho sức khỏe cộng đồng (các bệnh lây truyền qua đường nước) mà còn giúp kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất/xử lý nước, từ đó giảm gánh nặng cho các đơn vị liên quan do phải phân tích quá nhiều chỉ tiêu chất lượng nước, giảm số lượng chỉ tiêu cần phân tích và giúp đơn vị tiết kiệm được kinh phí xét nghiệm. Do đó, xây dựng QCKTĐP về chất lượng nước sạch là hết sức cần thiết ở giai đoạn hiện nay.

Căn cứ vào tình hình thực tế, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập Ban soạn thảo, tổ giúp việc xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Ban soạn thảo tổng hợp kết quả lựa chọn các thông số kỹ thuật chất lượng nước sạch xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:

1.2 Cách thức tiếp cận

Trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, việc ban hành QCĐP về chất lượng nước sạch dành cho ăn uống và sinh hoạt sẽ được phát triển dựa trên các hướng tiếp cận mới, cụ thể:

  • Không thực hiện phân chia nước cấp thành nước ăn uống và sinh hoạt, theo đó sẽ chỉ có một đối tượng điều chỉnh là nước sạch dùng cho mục đích ăn uống và sinh hoạt thông thường.
  • Đề cao vai trò tự chịu trách nhiệm đối với “hàng hóa” là nước sạch dùng cho mục đích ăn uống và sinh hoạt của các cơ sở cung cấp nước.
  • QCĐP sẽ quy một số các chỉ tiêu có tầm quan trọng và tần suất xuất hiện cao đối với chất lượng nước là phải bắt buộc xét nghiệm định kỳ và thường xuyên thể hiện đặc trưng chất lượng nước của tỉnh Hải Dương.
  • Sẽ không phân biệt chất lượng nước dành cho ăn uống và sinh hoạt giữa nông thôn và thành thị nhằm tạo sự bình đằng trong tiếp cận nguồn nước.

1.3. Phương pháp thực hiện

                      1.3.1. Phương pháp kế thừa

Trong báo cáo thuyết minh này, chúng tôi đã kế thừa các quy định của QCVN 01-1:2018/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

1.3.2. Phương pháp hồi cứu

Căn cứ kết quả giám sát, xét nghiệm chất lượng nước sạch tại đơn vị  cấp nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương của Trung tâm kiểm soát bệnh tật và kết quả quan trắc chất lượng chất lượng nước bề mặt và nước ngầm của Sở Tài Nguyên Môi trường trong những năm qua để xem xét và lựa chọn các thông số có tầm quan trọng, đặc trưng liên quan đến chất lượng nước.

1.3.3. Phương phápđiều tra cắt ngang

Phương pháp này bao gồm điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn, lấy mẫu nước xét nghiệm cho các hoạt động đánh giá chất nguồn nước mặt, nước sạch, công nghệ sử dụng trong sản xuất nước sạch và công tác quản lý, giám sát chất lượng nước mặt.

1.3.4. Phươngphápthảoluậnnhóm

Trongnhiệm vụnày, phươngphápthảoluậnnhómlàviệccác thành viên ban soạn baogồmSở Y tế, Sở KH&CN, Sở TN&MT, Sở Xây Dựng, Công ty cấp nước….đã thảoluậnvềcáchtiếpcậntrongxâydựngQCĐPvềchấtlượngnướcdànhchosinhhoạt,cácthôngsốvàtần suất giám sát sẽđượclựa chọn.

1.3.5. Phương pháp ma trận

          Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở thực tế về điều kiện địa hình địa chất, các nguồn phát sinh các thông số ô nhiễm để cho điểm nguy cơ đối với từng thông số nước sạch từ đó xem xét có đưa vào QCĐP hay không.

PHẦN 2.  KẾT QUẢ THỰC HIỆN

2.1. Cơ sở lựa chọn thông số

2.1.1.Đặc điểmđịa hình, đất đai thổ nhưỡng tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87%. Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụ đông.

Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thành phố Chí Linh và 18 xã thuộc thị xã Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

- Đá vôi xi măng ở thị xã Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 - 97%. Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm.

- Cao lanh ở thị xã Kinh Môn, thành phố Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ.

- Sét chịu lửa ở thành phố Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 - 28%, Fe2O3 từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa

- Bô xít ở thị xã Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3 từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3 từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%.

(http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx?idTinhThanh=10)

Như vậy với đặc điểm về địa hình đất đai, thổ nhưỡng phong phú của tỉnh, các chất tự có trong nước ứng với từng loại đất cần được đưa vào để kiểm soát chất lượng nước.

2.1.2.Thực trạngnguồn nước, các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước

2.1.2.1. Thực trạng về nguồn nước bề mặt

Hải Dương có 16 tuyến sông chính nối với các sông nhỏ dài400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng.

2.1.2.2.Chất lượng nguồn nước mặtvà nước ngầm

Đặc điểm các nguồn nước nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy nước sạch trên địa bàn tỉnh Hải Dươnglà 95%  nguồn nước mặt và 5% nguồn nước ngầm.

Theo số liệu báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi trường tổng số mẫu nước bề mặt tại các sông lớn làm xét nghiệm theo QCVN 08-MT:2015/BTNMTlà 312 mẫu trong đó có 141 mẫu có các chỉ tiêu xét nghiệm đạt theo quy chuẩn chiếm tỉ lệ 45,1%  còn 171 mẫu không đạt theo quy chuẩn chiểm tỉ lệ 54,9% và tổng số mẫu nước ngầm làm xét nghiệm theo QCVN 09-MT:2015/BTNMTlà 162 mẫu trong đó có 15 mẫu có các chỉ tiêu xét nghiệm đạt theo quy chuẩn chiếm tỉ lệ 9,2% còn 147 mẫu không đạt theo quy chuẩn chiểm tỉ lệ 81,8%.

        Bảng 2.1. Kết quả thử nghiệm nước bề mặt và nước ngầm thu thập năm 2017- năm 2019

Đối với nước mặt

Tổng số mẫu

QCVN 08-MT:2015/BTNMT

Đạt

Không đạt

Chỉ tiêu không đạt

312

312

141

171

TSS, NO2- - N, NH4+-N, DO

Tổng số mẫu làm xét nghiệm theo QCVN 08-MT:2015/BTNMTlà 312 mẫu trong đó có 141 mẫu có các chỉ tiêu xét nghiệm đạt theo quy chuẩn chiếm tỉ lệ 45,1% còn 171 mẫu không đạt theo quy chuẩn chiểm tỉ lệ 54,9%.

Đối với nước ngầm

Tổng số mẫu

QCVN 09-MT:2015/BTNMT

Đạt

Không đạt

Chỉ tiêu không đạt

162

162

15

147

pH, TSS, COD, NH4+-N, Mn, Cl, Fe, độ cứng

Tổng số mẫu làm xét nghiệm theo QCVN 09-MT:2015/BTNMTlà 162 mẫu trong đó có 15 mẫu có các chỉ tiêu xét nghiệm đạt theo quy chuẩn chiếm tỉ lệ 9,2% còn 147 mẫu không đạt theo quy chuẩn chiểm tỉ lệ 81,8%.

Bảng 2.2. Kết quả quan trắcnước thải các khu công nghiệp

Tổng số mẫu

QCVN 40:2011/BTNMT

Đạt

Không đạt

Chỉ tiêu không đạt

134

134

117

17

BOD; NH4+; N tổng; P tổng; coliform; Độ màu; COD; TSS; Cl- ; S2-

Theo kết quả Quan trắc nước thải tại các khu công nghiệp từ năm 2016- tháng 6/2020 của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương: tổng số mẫu quan trắc theo QCVN 40:2011/BTNMT là 134 mẫu, trong đó có 117 mẫu có chỉ tiêu xét nghiệm đạt theo quy chuẩn chiếm tỉ lệ 87,3 % còn 17 mẫu không đạt chiếm tỉ lệ 12,7%.

2.1.2.3. Các yếu tốcó nguy cơgây ô nhiễm nguồn nước

- Phát triển kinh tế xã hội: Nhu cầu nước tăng mạnh theo đà phát triển kinh tế đã đang gây sức ép lớn đến chất lượng, số lượng của các nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh để đáp ứng cho các ngành và bảo vệ nguồn nước không bị suy thoái, cạn kiệt, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước thực sự thách thức lớn đối với công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

- Suy thoái và cạn kiệt nguồn nước: suy thoái, ô nhiễm nguồn nước là một trong những yếu tố bất lợi, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống và khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh.

- Ô nhiễm nguồn nước: Trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh, cùng với việc phát triển các khu công nghiêp (KCN), trung tâm công nghiệp, các làng nghề nhưng chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý chất thải theo quy định đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Từ nhiều năm qua, nguồn nước mặt (đặc biệt là khu đô thị, thị xã, thị trấn, các KCN, cụm nông nghiệp, khu vực các làng nghề) là nơi tiếp nhận nước thải, chất thải của rất nhiều các loại hình hoạt động sản xuất, bao gồm: nước thải, chất thải phát sinh từ sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các làng nghề, hoạt động khai thác khoáng sản.Chất thải, đặc biệt là nước thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước nói chung và chất lượng nguồn nước mặt nói riêng trên địa bàn tỉnh.

- Tác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH): BĐKH được dự báo làm tăng thêm những tác động bất lợi đến tài nguyên.

2.1.2.4.Các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước

Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt là việc nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề… trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý.

  1. Hoạt động nông nghiệp

Hoạt động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển nhiều lĩnh vực trong đó thế mạnh là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Loại cây trồng chủ yếu là nông sản, cây công nghiệp và cây ăn quả. Các loại thuốc bảo vệ thực vật hay sử dụng cụ thể như sau:

Theo thống kê của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh ngày 08/5/2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương có các loại hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng như:

TT

Tên thông số

Các hóa chất thường hay dùng trên địa bàn

Ghi chú các hóa chất tồn dư trong nước

1

Chlorpyrifos

x

Không tồn dư lâu, dễ phân hủy trong môi trường PH>7.

2

Permethrin

x

Hầu như không tan trong nước

3

Atrazine và các dẫn xuất

x

Atrazine là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước tại Mỹ

4

MCPA

x

Ít tồn dư trong nước

5

Simazine

x

Tan ít trong nước

6

Trifuralin

x

Tan ít trong nước

7

Propanil

x

Độ bền trong đất kéo dài vài tuần

                                             

  1. Hoạt động công nghiệp

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 11 khu công nghiệp được quy hoạch, loại hình sản xuất là đa ngành.

Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương

1. KHU CÔNG NGHIỆP NAM SÁCH

Địa điểm

Phường Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Ngành nghề thu hút đầu tư theo quy hoạch

- Công nghệ dệt may: Các nhà máy sản xuất sợi, len, dệt, nhuộm; May xuất khẩu;

- Sản xuất giầy dép xuất khẩu, sản phẩm da cao cấp;

- Công nghiệp giấy;

- Chế biến nông - lâm sản;

- Các nhà máy sản xuất gốm - sứ - thủy tinh cao cấp;

- Thu gom vận chuyển lưu giữ và xử lý chất thải;

- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ Polyethylene; Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ nhựa và cao su; Sản xuất gia công các sản phẩm từ sắt và nhôm; Sản xuất bao bì; Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm.

2. KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI AN

Địa điểm

Km 51, quốc lộ 5, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Ngành nghề thu hút đầu tư theo quy hoạch

- Các xí nghiệp chế biến thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp; dệt may và sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ;

- Sản xuất và lắp ráp thiết bị điện, linh kiện điện tử, cơ khí chế tạo; Sản xuất thuốc và thiết bị y tế, thực phẩm chức năng; Chế tác kim cương, kính mắt, nhựa; Sản xuất trang thiết bị nội thất, thiết bị trường học; Sản xuất khuôn gốm chịu nhiệt; Pha loãng và phân phối sản phẩm hóa học; Sản xuất chất phụ gia công nghiệp; Sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy; Sản xuất bao bì, in ấn; Sản xuất hàng gia dụng.

3. KHU CÔNG NGHIỆP PHÚC ĐIỀN

Địa điểm

Xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Ngành nghề thu hút đầu tư theo quy hoạch

- Công nghiệp điện tử;

- Công nghiệp gia công cơ khí và lắp ráp;

- Công nghệ dệt may và sản xuất hàng tiêu dùng;

- Công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp; Các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương;

- Ngành nghề mua bán thiết bị chế tạo khuôn mẫu; Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nhựa trong văn phòng phẩm, chế phẩm thiết bị điện; Sản xuất kinh doanh tem nhãn các loại; Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cáp điện; Kinh doanh kho bãi.

4. KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TRƯỜNG

Địa điểm

Xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Ngành nghề thu hút đầu tư theo quy hoạch

- Công nghiệp điện, điện tử điện lạnh: Xí nghiệp lắp ráp máy vi tính; Lắp ráp vô tuyến và các thiết bị điện tử; Lắp ráp tủ lạnh điều hòa nhiệt độ; Sản xuất dây cáp điện;

- Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm: Sản xuất mây tre đan; Chế biến gỗ - ván ép - ván dăm; Sản xuất đồ uống giải khát; Sản xuất thức ăn gia súc; Sản xuất đồ hộp thực phẩm;

- Công nghiệp gốm sứ thủy tinh cao cấp: Sản xuất bột nhẹ; Gốm sứ gia dụng; Gốm sứ xây dựng; Kính và thủy tinh cao cấp;

- Công nghiệp sản xuất giấy, bao bì: Sản xuất giấy, bao bì;

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may da giầy: Sản xuất đồ gỗ gia dụng, trang thiết bị nội thất; Trang thiết bị đồ gia đình; Dệt và may mặc; Sản xuất giầy dép xuất khẩu, sản phẩm da cao cấp;

- Các ngành công nghiệp khác.

5. KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI AN MỞ RỘNG

Địa điểm

Phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương và các xã Cẩm Đông, Cẩm Đoài, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Ngành nghề thu hút đầu tư theo quy hoạch

- Nhóm các dự án điện tử, viễn thông: Sản xuất, gia công, lắp ráp linh kiện điện, điện tử, viễn thông; Sản xuất máy phát điện, máy biến thế và thiết bị điện;

- Nhóm các dự án về cơ khí: Sản xuất, lắp ráp nhôm; gia công các sản phẩm mạ, phun phủ, đánh bóng kim loại (ngành nghề mạ, luyện kim thuộc công đoạn nhỏ cho sản phẩm); Sản xuất và lắp ráp ôtô, xe máy và các phương tiện vận tải, cấu kiện kim loại;

- Dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm, sứ: Chế biến, sản xuất dăm gỗ, ván ép, gỗ, đồ gỗ; Sản xuất gia công thủy tinh, gốm, sứ; Sản xuất bao bì, bìa cartong, palet thép, palet gỗ;

- Dự án chế biến thực phẩm, nước giải khát: Sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; Sản xuất thực phẩm, nước giải khát; Chế biến và sấy khô nông sản;

- Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng: Hóa dược, nhựa công nghiệp; Phụ gia bê tông, hóa chất môi trường; Sản xuất, pha chế hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo; Sản xuất vật liệu phủ; Sản xuất đồ gia dụng;

- Nhóm các dự án khác: Các ngành sản xuất vật liệu mới công nghệ Nano; Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy công nghiệp, máy nông nghiệp; Vận chuyển và các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất; Công nghiệp dệt (không nhuộm), may mặc; Sản xuất nhãn mác in trên mọi chất liệu; Sản xuất hộp nhạc.

6. KHU CÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT CAO AN PHÁT

Địa điểm

Km 47, quốc lộ 5, phường Việt Hòa và Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Ngành nghề thu hút đầu tư theo quy hoạch

- Cơ khí: Gia công các phụ kiện kim loại, đúc khuôn,...

- Điện tử - công nghệ thông tin; LCD, TV LCD, làm đĩa CDR,...

- Chế biến thực phẩm;

- Đồ gia dụng: Đồ gỗ nội thất, làm ghế, dụng cụ làm vườn,...


Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương

Trưởng Ban biên tập: Ông Nguyễn Đình Bộ - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép hoạt số 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - Tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

© Bản quyền thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây