Từ tháng 4/2024, được sự cho phép của UBND tỉnh, Trường Chính trị tỉnh đã thực hiện đề tài: “Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh Hải Dương là tỉnh công nghiệp hiện đại” nhằm xác định thực trạng và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã tỉnh Hải Dương. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển là tỉnh công nghiệp hiện đại.
Sau gần 8 tháng triển khai thực hiện, đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã nhằm tạo nên một đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã đồng bộ, có số lượng và cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trong từng giai đoạn cách mạng.
Quá trình này bao gồm việc xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh công nghiệp hiện đại; thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ và việc tạo lập môi trường phát huy năng lực, sáng tạo cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã có nhiều hoạt động với những nội dung rất khác nhau nhưng các nội dung đó có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã được tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác nhau từ Trung ương tới địa phương nhưng nòng cốt và trực tiếp là Ban Thường vụ cấp ủy huyện, UBND cấp huyện, trong đó cơ quan có vai trò tham mưu quan trọng là Ban Tổ chức và phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện.
Đề tài đã xây dựng 03 mẫu phiếu khảo sát, mỗi mẫu phiếu trên 30 chỉ tiêu khảo sát và đã tiến hành khảo sát với quy mô 2.240 phiếu trên địa bàn 48 xã/phường/thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh (2.000 phiếu khảo sát cá nhân và 240 phiếu khảo sát tổ chức) để đánh giá về thực trạng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã; thực trạng xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh Hải Dương là tỉnh công nghiệp hiện đại. Kết quả khảo sát cho thấy, thời gian qua được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự nỗ lực, cố gắng của bản thân cán bộ, đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã đã không ngừng được củng cố, năng lực, trình độ ngày càng được nâng lên. Nhất là những kiến thức, kỹ năng đặc thù.
Kết quả khảo sát cho thấy, đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã tự đánh giá một số năng lực ở mức độ đáp ứng và đáp ứng tốt rất cao như: kiến thức, trình độ chuyên môn với gần 75% (57,64% đáp ứng và 38,76% đáp ứng tốt); phẩm chất đạo đức, lối sống với 39,1% đáp ứng, 60,34% đáp ứng tốt. Tuy nhiên, với những năng lực đặc thù, tỷ lệ đánh giá Chưa đáp ứng còn tương đối cao: kiến thức về CNH - HĐH, về chuyển đổi số 31,69%; trình độ ngoại ngữ, tin học 38,31%; trình độ quản lý nhà nước 23,93%; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 25,52%; kỹ năng số, kỹ năng bảo mật thông tin trên không gian mạng 40,79%; tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, chủ động, sáng tạo 21,57%.
Thời gian qua, công tác cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh công nghiệp hiện đại nói riêng đã được các cấp, các ngành quan tâm, trực tiếp nhất là cấp huyện và cấp xã. Công tác xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần tạo nên đội ngũ cán bộ cấp xã ngày càng đáp ứng yêu cầu cao hơn của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chính quyền điện tử và đẩy mạnh cải cách hành chính.
Hải Ninh
Quá trình này bao gồm việc xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh công nghiệp hiện đại; thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ và việc tạo lập môi trường phát huy năng lực, sáng tạo cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã có nhiều hoạt động với những nội dung rất khác nhau nhưng các nội dung đó có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã được tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác nhau từ Trung ương tới địa phương nhưng nòng cốt và trực tiếp là Ban Thường vụ cấp ủy huyện, UBND cấp huyện, trong đó cơ quan có vai trò tham mưu quan trọng là Ban Tổ chức và phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện.
Đề tài đã xây dựng 03 mẫu phiếu khảo sát, mỗi mẫu phiếu trên 30 chỉ tiêu khảo sát và đã tiến hành khảo sát với quy mô 2.240 phiếu trên địa bàn 48 xã/phường/thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh (2.000 phiếu khảo sát cá nhân và 240 phiếu khảo sát tổ chức) để đánh giá về thực trạng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã; thực trạng xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh Hải Dương là tỉnh công nghiệp hiện đại. Kết quả khảo sát cho thấy, thời gian qua được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự nỗ lực, cố gắng của bản thân cán bộ, đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã đã không ngừng được củng cố, năng lực, trình độ ngày càng được nâng lên. Nhất là những kiến thức, kỹ năng đặc thù.
Thời gian qua, công tác cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh công nghiệp hiện đại nói riêng đã được các cấp, các ngành quan tâm, trực tiếp nhất là cấp huyện và cấp xã. Công tác xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp xã đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần tạo nên đội ngũ cán bộ cấp xã ngày càng đáp ứng yêu cầu cao hơn của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chính quyền điện tử và đẩy mạnh cải cách hành chính.
Hải Ninh