Thiết bị cấy ghép không dây tăng năng suất chất lượng y tế

        Các thiết bị cấy ghép không dây giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát các chứng bệnh rối loạn, chứng bệnh dễ bùng phát và không có quy luật, từ đó việc điều trị cũng có hiệu quả vượt trội. Các thiết bị cấy ghép y khoa có kết nối mạng không dây đã phổ biến. Nếu bệnh nhân bị bệnh động kinh, bác sĩ có thể cấy ghép một thiết bị có các điện cực đặt trên bề mặt bộ não giúp phát hiện nguồn gốc của chứng bệnh.  Joshua Smith, giáo sư đại học Washington (Mỹ) cho biết: “Với các thiết bị này, bệnh nhân và bác sĩ có thể tiếp cận dữ liệu hơn, nhanh chóng chẩn đoán, điều trị sớm các loại bệnh tật trước khi nó bùng phát”.
Thiết bị cấy ghép không dây tăng năng suất chất lượng y tế
Các thiết bị cấy ghép không dây giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát các chứng bệnh rối loạn, chứng bệnh dễ bùng phát và không có quy luật. Smith, cũng là một nhà nghiên cứu chính tại Phòng thí nghiệm hệ thống cảm biến của đại học Washington, thường xuyên làm việc với các hệ thống kích thích não, được sử dụng nhiều cho các bệnh như parkinson. Các thiết bị này nhẵm hỗ trợ bác sĩ giúp các bệnh nhân kiểm soát hành động từ xa, theo thông tin từ Tạp chí Thế giới vi tính. 
Hàng triệu người trên thế giới hiện đang sống lệ thuộc vào các thiết bị cấy ghép y khoa như máy khử rung tim, máy tạo nhịp tim, máy bơm thuốc. Hầu hết các thiết bị nhân tạo đó vận hành thông qua kết nối không dây. Điều này cho phép bác sĩ hoặc người chăm sóc bệnh nhân có thể theo dõi sát sao các chỉ số quan trọng của bệnh nhân, cho thuốc và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết, theo thông tin từ báo Thanh Niên.
Hàng triệu người trên thế giới hiện đang sống lệ thuộc vào các thiết bị cấy ghép y khoa như máy khử rung tim, máy tạo nhịp tim, máy bơm thuốc…Mỗi năm lại có thêm 300.000 người được gắn các thiết bị như vậy. Hầu hết các thiết bị nhân tạo đó vận hành thông qua kết nối không dây. Điều này cho phép bác sĩ hoặc người chăm sóc bệnh nhân có thể theo dõi sát sao các chỉ số quan trọng của bệnh nhân, cho thuốc và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.
Tuy nhiên, cũng như hầu hết những thiết bị không dây phổ biến khác, chúng cũng có khả năng bị hacker tấn công. Viện Công nghê Massachusetts, Mỹ đã tạo ra một hệ thống có thể ngăn chặn các vụ tấn công tương tự.
Hệ thống trên sử dụng một máy phát thứ hai mà các nhà nghiên cứu gọi là "lá chắn" để mã hóa và xác thực các giao tiếp không dây để các thông điệp trái phép không thể tiếp cận thiết bị cấy ghép. Lá chắn do bác sĩ phụ trách bệnh nhân điều khiển. Nói cách khác, chỉ những người có “chìa khóa” của lá chắn mới có thể truy cập thông tin trên máy khử nhịp tim, máy tạo nhịp tim hoặc các bộ phận cấy ghép y khoa khác.
Theo VietQ.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay33,542
  • Tháng hiện tại261,373
  • Tổng lượt truy cập4,576,793
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây