Hội Nông dân tỉnh Hải Dương với dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn

Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cao Tiến Tuấn trao bằng khen cho các cá nhân, đơn vị có thành tích trong phong trào. Ảnh Thiện Tín      Trong những năm gần đây, tình trạng đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chất thải, nước thải các khu, cụm công nghiệp đang gia tăng; một số làng nghề không có xử lý chất thải, nước thải, khí thải; tình trạng thiếu nước sạch, thiếu điều kiện vệ sinh diễn ra ở nhiều nơi.
Hội Nông dân tỉnh Hải Dương với dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn
Với vai trò trung tâm nòng cốt trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, các cấp Hội Nông dân đã tích cực phối hợp với các Sở ngành liên quann đẩy mạnh các hoạt động truyền thông Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Hải Dương năm 2012-2013.
Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Hải Dương được triển khai tại 10 huyện (TP, TX) và 38 cơ sở. Trong đó xây dựng 4 mô hình điểm "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp" ở 4 xã có câu lạc bộ và 38 câu lạc bộ "Nông dân với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn" ở 38 cơ sở của 10 huyện, thị xã tham gia gồm: Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành, Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh, Ninh Giang.
Để nâng cao nhận thức và có kiến thức về Nước sạch và Vệ sinh môi trường NS&VSMT, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp tổ chức tập huấn ở 10 huyện, thị xã, thành phần cho cán bộ HND huyện, báo cáo viên, tuyên truyền viên, chủ nhiệm CLB, Ban chỉ đạo mô hình, các hộ chăn nuôi, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi làm chế biến nông sản, hộ làm ngành nghề... với nội dung: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chương trình mục tiêu quốc gia về NS&VSMT; ý nghĩa, nội dung dự án cấp NS&VSMT nông thôn đồng bằng sông hồng; vai trò, nhiệm vụ HND tham gia giữ gìn NS&VSMT nông thôn; kỹ năng truyền thông, ứng phó biến đổi khí hậu... cho trên 1.000 học viên.
Nhân dịp Tuần lễ quốc gia NS&VSMT từ ngày 29/4 – 6/5/2012, HND tỉnh phối hợp với Ban quản lý dự án cấp NS&VSMT nông thôn – Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia NS&VSMT tại Nhà thiếu nhi tỉnh với hơn 1.100 đại biểu là nông dân, học sinh, sinh viên trong tỉnh tham dự; tổ chức cho hội viên nông dân quét dọn đường phố, khơi thông cống rãnh; tuyên truyền treo 20 băng giôn và 50 pano trên các đường phố chính của Thành phố; in 3.000 tờ rơi; in, phát hơn 1.100 mũ với thông điệp chủ đề sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp. Qua việc tổ chức lễ mít tinh đã tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn NS&VSMT, đồng thời qua đó thể hiện tinh thần hưởng ứng cao của cán bộ, hội viên, nông dân trong toàn tỉnh.
Để tuyên truyền sâu rộng dự án, HND tỉnh đã phối hợp với Trung tâm nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh và Sở Y tế biên soạn nội dung tuyên truyền về kiến thức nước sạch – VSNT và in 2.500 cuốn sổ tay tuyên truyền, đã cấp phát 2.280 cuốn cho thành viên CLB và 4 mô hình, cấp phát cho cán bộ HND các cấp tham gia dự án và một số tỉnh bạn, phối hợp biên soạn, in 60.000 phiếu cam kết "Hộ gia đình nông dân sử dụng và bảo quản nguồn nước sạch", cấp phát 1.500 phiếu/câu lạc bộ. Hội đã chỉ đạo thành lập, duy trì hoạt động của Câu lạc bộ "Nông dân với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn" và mô hình điểm "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp"; xây dựng 4 mô hình điểm Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp ở 4 huyện: Thanh Hà, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành là cơ sở hoạt động phong trào Hội tốt, có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp tốt với các đoàn thể. Các mô hình đã đẩy mạnh tuyên truyền trên loa đài, in tờ rơi, pano, áp phích vận động nông dân tự giác thực hiện ký cam kết, quy ước bảo vệ sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đóng phí bảo vệ môi trường, đăng ký gia đình có vật dụng chứa rác, đổ bỏ rác đúng quy định, trồng trọt chăn nuôi hợp vệ sinh không để ô nhiễm môi trường; bảo đảm vệ sinh môi trường ở các tụ điểm khu dân cư; phát động toàn dân tham gia dọn vệ sinh vào ngày thứ Bảy xanh hàng tuần; quét dọn đường làng, ngõ xóm nơi công cộng, khơi thông cống rãnh, dòng chảy, phát quang bụi rậm...
Dự án đã giúp nông dân chủ động hơn trong phân loại rác, tận dụng được nguồn phân bón hữu cơ đồng thời giảm bớt ngày công thu gom rác tập trung, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn; phong trào áp dụng hầm khí sinh học Biogas xử lý chất thải chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, vừa hiệu quả về môi trường vừa có hiệu quả kinh tế cao; tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch đã giảm đáng kể; tận thu nguồn rơm rạ ở địa phương làm phân bón, chất đốt, trồng nấm và thức ăn cho trâu bò nâng cao thu nhập; vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới; từng bước thay đổi theo hướng tiến bộ, khoa học. Hiệu quả rõ nét của hoạt động truyền thông đã giúp mọi người thay đổi hành vi, thay đổi thói quen lạc hậu, tỷ lệ hộ sử dụng nước máy tăng nhanh; tỷ lệ người rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh tăng; thói quen vứt rác bừa bãi ra cộng đồng có sự thay đổi rõ rệt.
Hải Đăng

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây