1- Mục tiêu:
- Xây dựng mô hình trình diễn giống Đại táo 15 tại các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Hoàn thiện biện pháp kĩ thuật thâm canh và nhân giống Đại táo 15 phù hợp với điều kiện địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Phổ biến và nhân rộng mo hình trồng giống Đại táo 15 tại địa bàn Hải Dương.
2- Kết quả:
- Xây dựng mô hình giống Đại táo 15 với quy mô 10,0 ha tại xã Cộng Hoà, huyện Nam Sách; xã Cổ Bì, huyện Bình Giang; xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện; xã Ứng Hoè, huyện Ninh Giang. Với số lượng cây cung ứnglà 11.400 cây.
- Cây giống Đại táo 15 trong các mô hình sinh trưởng phát triển tót, thân lâ xanh đậm, cây cao 1,3 – 1,5m, đường kính tán 2,2-2,5 (tuổi 1). Năng suất đạt 7-9 kg/cây và 7-9 tấn/ha (tuổi 1), thu nhập 40-50 triệu đồng/ha.
- Hoàn thiện quy trình nhân giống Đại táo 15 cho Hải Dương với thời vụ ghéo tốt nhất từ 15/8- 20/8 cho kết quả tốt nhất. Phương pháp ghép mắt tốt hơn phương pháp ghép đoạn cành. Tỷ lệ sống đạt từ 87,5 – 88,4%, tye lệ xuất vườn cao hơn tất cả ở các thời vụ ghép khác.
- Hoàn thiện quy trình thâm canh giống Đại táo 15 cho Hải Dương: Đã xác định được lượng phân bón thích hợp cho giống Đại táo 15: bón công thức 120-140N+100K2O+100P2O5 (tuổi 1), 160-180+150K2O+120P2O5(tuổi).
Đã xác định được biện pháp làm giàn cho táo hiệu quả, năng suất, chất lượng tốt.
3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:
Kết quả của đề tài có ý nghĩa kinh tế cao: thu nhập 150-200 triệu đồng/ha/năm, lãi thuần 100-120 triệu/ha; tạo được trên 2.000 lao động, tập huấn trên 400 lượt người... Để tài thành công đã bổ sung một loại cây trồng có giá trị vào cơ cấu cây ăn quả của tỉnh nhà.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đào Xuân Thảng
Chức vụ hiện tại: Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm
Thời gian thực hiện: 2008 - 2009