Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất các giống cà chua lai mới chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hải Dương

1- Mục tiêu:

Xây dựng các mô hình trình diễn các giống cà chua lai mới chất lượng cao trên các địa bàn của tỉnh Hải Dương ở các mùa vụ: sớm thu đông, đông, xuân hè, làm điểm trình diễn để các nơi học tập và áp dụng ra diện rộng.

2- Kết quả:

- Đã rút ra các giống cà chua lai nhóm quả lớn sau đây bổ sung vào cơ cấu các giống phát triển sản xuất ở vụ xuân hè trên địa bàn Hải Dương: HT152, HT9, T033, T035.

- Đã rút ra các giống cà chua lai nhóm quả lớn sau đây bổ sng vào cơ cấu các giống phát triển sản xuất ở vụ sớm thu đông trên địa bàn Hải Dương: HT52, HT9, T033, T357, T46.

- Đã rút ra các giống cà chua lai nhóm quả lớn sau đây bổ sung vào cơ cấu các giống phát triển sản xuất ở vụ đông trên địa bàn Hải Dương: HT152, T033, T357, T29.

- Đã rút ra các giống cà chua lai nhóm quả nhỏ sau đây tham gia vào cơ cấu các giống phát triển sản xuất phục vụ tiêu dùng tươi và đóng hộp nguyên quả xuất khẩu ở các vụ thu đông, đông, xuân hè trên địa bàn Hải Dương: CT1 (HT144), CT40, CT6.

- Các giống rút ra ở các mục trên có các ưu điểm nổi bật, vượt trội hơn các giống cà chua lại nhập nội đó là: khả năn chịu nóng tốt hơn, chín sớm hơn, chất lượng tiêu dùng cao hơn.

- Đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật cho 2 nhóm cà chua lai nhóm quả lớn, nhóm quả nhỏ trồng ở 3 thời vụ: sớm thu đông, đông, xuân hè áp dụng cho tỉnh Hải Dương. Đã triển khai nhiều buổi tập huấn kỹ thuật chuyển giao công nghệ và 7 cuộc hội thảo đầu bờ, trao đổi, học hỏi kỹ thuật và quảng bá phát triển.

- Mô hình sản xuất cà chua đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, đặc biệt ở vụ sớm thu đông (tổng thu 195 triệu đồng/ha) và vụ xuân hè (tổng thu 161 trệu đồng/ha)

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

Thành công của đề tài góp phần bổ sung các giống cà chua có khả năng trồng ở vụ sớm thu đông, có khả năng chống chịu nóng tốt, chín sớm để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đặc biệt ở vụ xuân hè có thể trồng lùi hơn mà vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng. Qua đó người sản xuất được chuyển giao công nghệ, nắm được tốt hơn các quy trình kỹ thuật nhất là ở các vụ sớm, muộn.

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh

Đơn vị công tác: Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

Thời gian thực hiện: 2008 – 2009


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây