Kết quả thực hiện đề tài đã khẳng định được ưu điểm và hiệu quả của việc thự hiện quy trình kỹ thuật thâm canh lúa của Trung Quốc và quy trình kỹ thuật Trung Quốc có cải tiến, được nông dân và lãnh đạo địa phương ở các điểm trình diễn mô hình đồng tình ủng hộ...
* Mục tiêu năm 2008:
Xây dựng mô hình thâm canh lúa lai cao sản theo qui trình kỹ thuật của Trung Quốc trong năm 2008 – 2009 tại Hải Dương để đạt năng suất tối đa:
- Với giống Thục Hưng 6 phấn đấu đạt năng suất tối đa.
- Xác định khả năng thích ứng, tính chống chịu, năng suất của giống tham gia mô hình so với các giống lúa lai Đưu 527, Bắc ưu 253.
- Đánh giá khả năng tiếp nhận và áp dụng qui trình sản xuất của nông dân.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh để phổ biến áp dụng mở rộng vào sản xuất trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
* Mục tiêu năm 2009:
Trên cơ sở kết quả đạt được năm 2008, năm 2009 đề ra mục tiêu mở rộng mô hình thâm canh lúa lai theo quy trình của Trung Quốc có cải tiến để đạt năng suất tối đa tại Hải Dương:
- Mở rộng mô hình thâm canh lúa lai với giống Thục Hưng 6 hoặc Đại Dương 1 phấn đấu đạt năng suất vụ xuân 9,5 – 10,5 tấn/ha, vụ mùa năng suất đạt 7,0 – 7,5 tấn/ha, với qui mô 22 ha/vụ.
- Đánh giá khả năng phù hợp của qui trình áp dụng và tiếp nhận mở rộng của các hộ nông dân trong vùng triển khai đề tài.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình áp dụng so với sản xuất lúa lai theo tập quán của nông dân.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh để phổ biến áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2- Kết quả:
- Trong 2 năm 2008-2009 đề tài đã tiến hành xây dựng mô hinh thâm canh lúa lai theo quy trình kỹ thuật của Trung Quốc. Quy trình kỹ thuật này có cải tiến và phù hợp với điều kiện của tỉnh. Lúa đối chứng là lúa được canh tác theo sản xuất đại trà của nông dân. Địa điểm thực hiện tại 12 xã thuộc 11 huyện trong tỉnh. Quy mô thực hiện 62,0 ha ( năm 2008: 18,0, năm 2009: 44,0 ha) trên 3 giống lúa lai Thục Hưng số 6, Đ.ưu 527, Đại Dương 1.
- Lúa thâm canh theo quy trình kỹ thuật của Trung Quốc có gốc và thân to, ruộng thông thoáng, đẻ nhánh khoẻ, lá xanh bền từ đẻ nhánh đến trỗ, các lá công năng phát huy tối đa khả năng quang hợp tích luỹ chất khô; mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính của mô hình giảm rõ rệtso với đối chứng là mô hình cấy theo tập quán cũ của nông dân. Đặc biệt lúa cấy thưa nên không bị bệnh khô vằn và đạo ôn, khả năng kháng bệnh bạc lá ở mức tốt (đạt điểm 1), khả năng chống đổ tốt; bông to, số hạt trên bông nhiều (160 – 180), số bông/khóm cao đạt 12,7 bông, tỷ lệ lép thấp (9,98-10,0%), tiềm năng năng suất cao, thâm cnah tốt và đúng theo quy trình kỹ thuật vụ xuân có thể đạt 49,9 triệu đồng/ha, cao hơn so với mô hình thâm canh theo tập quán cũ của nông dân 13,9 triệu đồng/ha và trong vụ mùa đạt 26,5 triệu đồng/ha, cao hơn so với đối chứng 2,7 triệu đồng/ha.
- Trong quá trình xây dựng mô hình các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học tỉnh Hải Dương được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia Trung Quốc đã tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa lai theo quy trình kỹ thuật của Trung Quốc cho hàng nghìn hộ Nông dân tại 11 huyện trong tỉnh. Thông qua các lớp tập huấn đã nâng cao nhận thức của người nông dân về các biện pháp thâm canh lúa lai để đạt năng suất cao.
- Hoàn thiện được quy trình thâm canh lúa lai theo quy trình của kỹ thuật của Trung Quốc có cải tiến và phù hợp với điều kiện Hải Dương. Quy trình kỹ thuật này đã được xây dựng thành băng khoa giáo cho các huyện trong tỉnh làm tài liệu tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho bà con noogn dân trong những vụ tiếp theo.
3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:
Kết quả thực hiện đề tài đã khẳng định được ưu điểm và hiệu quả của việc thự hiện quy trình kỹ thuật thâm canh lúa của Trung Quốc và quy trình kỹ thuật Trung Quốc có cải tiến, được nông dân và lãnh đạo địa phương ở các điểm trình diễn mô hình đồng tình ủng hộ. Kết quả này sẽ được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người học tập áp dụng rộng rãi trong sản xuất lúa của tỉnh.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Xuân Hách
Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Ứng dụng TBKH Hải Dương
Thời gian thực hiện: 1/2008 – 12/2009