Đó là nội dung quan trọng trong dự thảo thông tư quy định về hàm lượng tối đa của 6 loại hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử Bộ Công Thương vừa hoàn tất.
Theo dự thảo, hàm lượng tối đa của 6 loại hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử bao gồm: khối lượng chì (Pb) trong mỗi sản phẩm phải dưới 0,1% khối lượng sản phẩm, thủy ngân (Hg) 0,1%, cadimi (Cd) là 0,01%, crôm (Cr) 0,1%, polybrominated biphenyl (PBB) 0,1%, poly brominated diphenyl ete (PBDE) 0,1%...
Tiêu chuẩn về hàm lượng hóa chất độc hại này sẽ được áp dụng đối với hầu hết các sản phẩm điện, điện tử thông dụng, dễ tiếp xúc với cơ thể người như: điện thoại di động, máy vi tính, camera, tivi, đài, máy lạnh, máy giặt, máy hút bụi, máy dệt, máy may, bàn ủi, lò nướng, lò vi ba, chảo điện, đồng hồ đeo tay, các loại nhạc cụ...
Tiêu chuẩn này được áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước lẫn hàng nhập khẩu. Đây cũng là tiêu chuẩn mà nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng.
Dự thảo yêu cầu doanh nghiệp sản xuất phải tuân thủ quy định về hàm lượng và ghi rõ những thông tin về hàm lượng hóa chất độc hại của sản phẩm trên bao bì hoặc trong các tài liệu kèm theo rồi mới được phép đưa ra thị trường.
Doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻ chỉ được nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm điện, điện tử có bản công bố về hàm lượng hóa chất độc hại. Sản phẩm không có thông tin về hàm lượng các chất này sẽ không được lưu thông trên thị trường.
Thực tế, lâu nay trên thị trường tiêu dùng, trong khi các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì các sản phẩm điện, điện tử không bị ràng buộc về hàm lượng chì, thủy ngân, cadimi...
Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và để phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật chung của thế giới thì cần thiết phải có quy định hàm lượng tối đa đối với 6 loại hóa chất độc hại này.
Nguồn từ: www.quacert.gov.vn
Tiêu chuẩn này được áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước lẫn hàng nhập khẩu. Đây cũng là tiêu chuẩn mà nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng.
Dự thảo yêu cầu doanh nghiệp sản xuất phải tuân thủ quy định về hàm lượng và ghi rõ những thông tin về hàm lượng hóa chất độc hại của sản phẩm trên bao bì hoặc trong các tài liệu kèm theo rồi mới được phép đưa ra thị trường.
Doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻ chỉ được nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm điện, điện tử có bản công bố về hàm lượng hóa chất độc hại. Sản phẩm không có thông tin về hàm lượng các chất này sẽ không được lưu thông trên thị trường.
Thực tế, lâu nay trên thị trường tiêu dùng, trong khi các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì các sản phẩm điện, điện tử không bị ràng buộc về hàm lượng chì, thủy ngân, cadimi...
Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và để phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật chung của thế giới thì cần thiết phải có quy định hàm lượng tối đa đối với 6 loại hóa chất độc hại này.