Mẹo phân biệt chất lượng dầu ăn nhanh chóng

        Nếu dầu chất lượng (hàm lượng nước và tạp chất ít), màu dầu rất trong suốt. Nếu không trong suốt thì tùy theo độ đục nhiều hay ít mà người tiêu dùng có thể đánh giá được phẩm chất dầu thấp hay cao, có hàm lượng nước và tạp chất nhiều hay ít.    
Mẹo phân biệt chất lượng dầu ăn nhanh chóng

Hiện này, dầu ăn bẩn làm từ rác thải và cặn dầu đã qua chế biến nhập khẩu từ nước ngoài đang được bày bán tràn lan trên thị trường. Đó là chưa kể đến số lượng dầu ăn kém chất lượng, dầu ăn giả được pha bằng các chất hóa học do các cơ sở trong nước làm giả. Điều này khiến các bà nội trợ gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt dầu ăn thật giả. Sau đây là cách chọn dầu ăn đảm bảo cho sức khỏe mà bà nội trợ nào cũng nên biết.

Nhận biết qua mùi của dầu

Trước hết, phải rửa tay thật sạch (không nên rửa bằng xà phòng thơm tránh lẫn mùi). Lấy một chiếc đũa sạch chấm vào dầu, rồi nhỏ vào lòng bàn tay trái, dùng ngón tay trỏ phải di miết, khiến dầu loang rộng ra lòng bàn tay rồi đưa lên mũi ngửi. Dầu có chất lượng tốt có mùi bình thường, đặc trưng rõ rệt của từng loại dầu. Nếu thấy có mùi ôi, hôi, khét hoặc bất kỳ mùi lạ nào thì không nên dùng. 

Nhận biết qua vị của dầu

Lấy một chiếc đũa sạch chấm vào dầu và nhỏ 1-2 giọt vào chỗ hõm bàn tay rồi dùng lưỡi nếm. Nếu dầu có chất lượng tốt sẽ không chát, không đắng, không chua mà chỉ có hương vị đặc trưng của sản phẩm, tùy theo từng loại dầu. Lưu ý khi nếm không nên nuốt, sau khi nếm nên súc miệng kỹ. 

Nhận biết qua trạng thái trong suốt của dầu

Nếu dầu chất lượng (hàm lượng nước và tạp chất ít), màu dầu rất trong suốt. Nếu không trong suốt thì tùy theo độ đục nhiều hay ít mà người tiêu dùng có thể đánh giá được phẩm chất dầu thấp hay cao, có hàm lượng nước và tạp chất nhiều hay ít. 

Nên chú ý đến màu sắc ánh lên của dầu để phân biệt loại dầu và phẩm chất. Nếu dầu có chất lượng cao thì có màu vàng sẫm, dầu chất lượng bình thường có màu vàng nhạt. Nếu là dầu hạt cải thì trong màu vàng vẫn thấy thoáng màu lục, nếu là dầu lạc thì có màu vàng nhạt hay màu da cam nhạt, nếu là dầu hạt bông thì màu vàng nhạt hơn.

Ngoài ra, các bà nội trợ có thể thử dầu nhanh nhất bằng cách lấy một ít nước i-ốt (hoặc muối i-ốt nhỏ) thử vào một ít dầu ăn thí nghiệm. Nếu thấy có màu xanh lam nổi lên thì loại dầu ăn này đã bị pha trộn tạp chất có chứa tinh bột.

Cách bảo quản dầu ăn

Nên để dầu ăn vào lọ sành, chai, không nên để vào lọ bằng kim loại như sắt, đồng, nhôm, vì chúng thường làm cho dầu bị hỏng, nhất là lọ đồng… Lọ đựng dầu ăn phải sạch sẽ và khô ráo, nắp kín. Nếu có nước trong lọ hoặc nước bên ngoài lọt vào, hoặc vi khuẩn cùng với không khí thâm nhập vào sẽ làm dầu ăn chóng hỏng. Các bà nội trợ cũng có thể cho ít muối rang nóng vào dầu ăn theo tỷ lệ 40 : 1 để muối hấp thụ thành phần nước, làm cho dầu ăn tươi màu và thơm.

Tia tử ngoại và tia hồng ngoại trong ánh nắng có tác dụng thúc đẩy quá trình oxy hoá và hình thành các chất có hại, vị vậy nên để dầu vào chỗ râm mát. Ở nhiệt độ 10 đến 15 độ C cất giữ dầu ăn là tốt nhất, cao nhất không được quá 35 độ C. Có thể cho một ít hạt tiêu, hồi, quế, gừng có khả năng chống oxy hoá vào dầu ăn, không những ngăn ngừa dầu ăn bị oxy hoá mà còn giữ được mùi thơm.

Theo Vietq.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay54,035
  • Tháng hiện tại1,270,852
  • Tổng lượt truy cập3,976,056
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây