Mặt hàng đồ chơi cho trẻ em năm nay rất phong phú về chủng loại và kiểu dáng, nhưng để tìm được loại đồ chơi được chứng nhận và gắn dấu hợp quy theo quy chuẩn đã được Bộ Khoa và Công nghệ ban hành thì lại không khác gì "tìm kim đáy bể".
Dấu hợp quy vẫn còn xa lạ
Tại cửa hàng Lego trên phố Lương Văn Can, đồ chơi mang nhãn hiệu xuất xứ Đan Mạch, có giá bán từ 80-90.000 đồng đến vài chục triệu đồng/bộ, nhưng tất cả các sản phẩm hiện chỉ có nhãn phụ tiếng Việt, ghi các thông tin về sản phẩm và đơn vị nhập khẩu, phân phối, không có dấu hợp quy (tem CR).
Còn tại nhà sách Tiền Phong, phố Nguyễn Thái Học, gần 90% đồ chơi trẻ em bày bán có xuất xứ Trung Quốc, nhưng tìm sản phẩm có dán tem CR cũng không hề thấy.
Khi hỏi về những mặt hàng đồ chơi không có dấu hợp quy, không rõ nguồn gốc xuất xứ thì chị Hoa, chủ cửa hàng đồ chơi trên phố Lương Văn Can cho biết: "Có lô hàng thì có nhãn phụ đầy đủ, còn có lô chắc do vội nên bên cung cấp hàng không kịp dán nhãn. Từ trước đến nay, đồ chơi trẻ em vẫn bán như thế, tất cả mọi người đều mua, không ai hỏi đến dấu hợp quy."
Ngay tại các hệ thống siêu thị như Hapromart, Fivimart, BigC... các sản phẩm đồ chơi trẻ em được bày bán cũng đều không có dấu hợp quy và khi được hỏi về dấu hợp quy, tất cả nhân viên bán hàng đều lắc đầu không biết. Tuy nhiên, không chỉ có người bán mà ngay cả người tiêu dùng cũng còn quá xa lạ với dấu hợp quy.
Theo một số nhà sản xuất và kinh doanh đồ chơi trẻ em, đến thời điểm này, việc tràn lan đồ chơi trẻ em trên thị trường mà chưa có dấu hợp chuẩn là đương nhiên vì quy định này mới được ban hành chưa đầy hai tháng, trong khi hàng hóa là đồ chơi trẻ em nhập về trước đó thì nhiều vô kể.
Ngay cả hàng sản xuất trong nước cũng chưa thể tìm ngay được tem CR trên sản phẩm vì một số doanh nghiệp đã đến Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng để đăng ký đánh giá hợp quy nhưng thời gian quy định đi vào thực hiện chưa lâu và doanh nghiệp chưa có lô sản xuất mới để hàng được dán tem?
Quy định vẫn ở... trên giấy
Theo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN về việc ban hành và thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2009/BKHCN.
Theo quy định của quy chuẩn này, từ ngày 15/4, đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy (CR). Từ ngày 15/4, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đồ chơi trẻ em thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần chủ động liên hệ với tổ chức chứng nhận được chỉ định để được chứng nhận hợp quy, gắn dấu CR.
Căn cứ kết quả chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp sản xuất thực hiện công bố hợp quy tại các Chi cục nơi đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp nhập khẩu đồ chơi trẻ em thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra là các Chi cục nơi nhập khẩu hàng hóa.
Đối với đồ chơi trẻ em còn tồn trước khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành được thực hiện như sau: Chi cục yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thống kê số lượng đồ chơi thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia còn tồn trước ngày 15/4/2010, phân thành hai loại: đồ chơi trẻ em dưới 36 tháng tuổi và đồ chơi từ 36 tháng tuổi đến 16 tuổi.
Đối với đồ chơi trẻ em dưới 36 tháng tuổi, nếu có bằng chứng chứng minh đã thực hiện việc kiểm tra chất lượng, có nhãn hàng hóa theo quy định, các Chi cục sẽ hướng dẫn doanh nghiệp gắn dấu CR đối với sản phẩm, hàng hóa. Đối với loại đồ chơi trẻ em khác, doanh nghiệp phải thực hiện chứng nhận hợp quy đối với lô hàng phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để được gắn dấu hợp quy CR. Thời hạn hoàn thành các công việc trên là trước ngày 15/9/2010.
Trước đây, thú nhồi bông đã gây nhiều tranh cãi chưa biết được xem là hàng dệt may hay đồ chơi trẻ em. Trong quy chuẩn mới này, đã quy định rõ ràng, đồ chơi bằng bông vải sợi hay còn gọi là thú nhồi bông sẽ được kiểm định đánh giá mức độ an toàn đối với sức khỏe của trẻ em. Điểm mới của quy chuẩn lần này là việc hợp chuẩn đồ chơi dành cho trẻ em không giới hạn dưới 36 tháng tuổi mà từ 16 tuổi trở xuống.
Theo đó, sau khi kiểm nghiệm, đồ chơi lớn sẽ được gắn dấu CR trực tiếp lên trên sản phẩm đó, đồ chơi nhỏ sẽ được gắn trên bao bì. Đồ chơi trẻ em sẽ được đánh giá trên các tiêu chí như chỉ tiêu an toàn về cơ lý, chỉ tiêu an toàn về nồng độ hợp chất độc hại (sơn, vải may, nhựa, kim loại..), nồng độ giới hạn của formaldehyde và amin thơm... Ngoài ra, mặt hàng đồ trang sức dành cho trẻ em cũng không nằm ngoài danh mục đồ chơi trẻ em.
Được biết, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về quy định mới đồng thời gửi hướng dẫn về việc dán tem hợp quy tới các tổ chức, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lớn cách đây vài tháng.
Tuy quy định đã được ban hành nhưng tại các tỉnh, thành phố vẫn không được thực hiện, các đơn vị được giao nhiệm vụ tại cơ sở như Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng... vẫn "án binh bất động". Chính điều này đã dẫn tới một thực tế là đồ chơi trẻ em ngoài quy chuẩn vẫn được bầy bán công khai trên thị trường mà không phải chịu bất cứ hình thức xử lý nào từ phía các cơ quan chức năng.
Tại cửa hàng Lego trên phố Lương Văn Can, đồ chơi mang nhãn hiệu xuất xứ Đan Mạch, có giá bán từ 80-90.000 đồng đến vài chục triệu đồng/bộ, nhưng tất cả các sản phẩm hiện chỉ có nhãn phụ tiếng Việt, ghi các thông tin về sản phẩm và đơn vị nhập khẩu, phân phối, không có dấu hợp quy (tem CR).
Còn tại nhà sách Tiền Phong, phố Nguyễn Thái Học, gần 90% đồ chơi trẻ em bày bán có xuất xứ Trung Quốc, nhưng tìm sản phẩm có dán tem CR cũng không hề thấy.
Khi hỏi về những mặt hàng đồ chơi không có dấu hợp quy, không rõ nguồn gốc xuất xứ thì chị Hoa, chủ cửa hàng đồ chơi trên phố Lương Văn Can cho biết: "Có lô hàng thì có nhãn phụ đầy đủ, còn có lô chắc do vội nên bên cung cấp hàng không kịp dán nhãn. Từ trước đến nay, đồ chơi trẻ em vẫn bán như thế, tất cả mọi người đều mua, không ai hỏi đến dấu hợp quy."
Ngay tại các hệ thống siêu thị như Hapromart, Fivimart, BigC... các sản phẩm đồ chơi trẻ em được bày bán cũng đều không có dấu hợp quy và khi được hỏi về dấu hợp quy, tất cả nhân viên bán hàng đều lắc đầu không biết. Tuy nhiên, không chỉ có người bán mà ngay cả người tiêu dùng cũng còn quá xa lạ với dấu hợp quy.
Theo một số nhà sản xuất và kinh doanh đồ chơi trẻ em, đến thời điểm này, việc tràn lan đồ chơi trẻ em trên thị trường mà chưa có dấu hợp chuẩn là đương nhiên vì quy định này mới được ban hành chưa đầy hai tháng, trong khi hàng hóa là đồ chơi trẻ em nhập về trước đó thì nhiều vô kể.
Ngay cả hàng sản xuất trong nước cũng chưa thể tìm ngay được tem CR trên sản phẩm vì một số doanh nghiệp đã đến Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng để đăng ký đánh giá hợp quy nhưng thời gian quy định đi vào thực hiện chưa lâu và doanh nghiệp chưa có lô sản xuất mới để hàng được dán tem?
Quy định vẫn ở... trên giấy
Theo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN về việc ban hành và thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2009/BKHCN.
Theo quy định của quy chuẩn này, từ ngày 15/4, đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy (CR). Từ ngày 15/4, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đồ chơi trẻ em thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần chủ động liên hệ với tổ chức chứng nhận được chỉ định để được chứng nhận hợp quy, gắn dấu CR.
Căn cứ kết quả chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp sản xuất thực hiện công bố hợp quy tại các Chi cục nơi đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp nhập khẩu đồ chơi trẻ em thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra là các Chi cục nơi nhập khẩu hàng hóa.
Đối với đồ chơi trẻ em còn tồn trước khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành được thực hiện như sau: Chi cục yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thống kê số lượng đồ chơi thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia còn tồn trước ngày 15/4/2010, phân thành hai loại: đồ chơi trẻ em dưới 36 tháng tuổi và đồ chơi từ 36 tháng tuổi đến 16 tuổi.
Đối với đồ chơi trẻ em dưới 36 tháng tuổi, nếu có bằng chứng chứng minh đã thực hiện việc kiểm tra chất lượng, có nhãn hàng hóa theo quy định, các Chi cục sẽ hướng dẫn doanh nghiệp gắn dấu CR đối với sản phẩm, hàng hóa. Đối với loại đồ chơi trẻ em khác, doanh nghiệp phải thực hiện chứng nhận hợp quy đối với lô hàng phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để được gắn dấu hợp quy CR. Thời hạn hoàn thành các công việc trên là trước ngày 15/9/2010.
Trước đây, thú nhồi bông đã gây nhiều tranh cãi chưa biết được xem là hàng dệt may hay đồ chơi trẻ em. Trong quy chuẩn mới này, đã quy định rõ ràng, đồ chơi bằng bông vải sợi hay còn gọi là thú nhồi bông sẽ được kiểm định đánh giá mức độ an toàn đối với sức khỏe của trẻ em. Điểm mới của quy chuẩn lần này là việc hợp chuẩn đồ chơi dành cho trẻ em không giới hạn dưới 36 tháng tuổi mà từ 16 tuổi trở xuống.
Theo đó, sau khi kiểm nghiệm, đồ chơi lớn sẽ được gắn dấu CR trực tiếp lên trên sản phẩm đó, đồ chơi nhỏ sẽ được gắn trên bao bì. Đồ chơi trẻ em sẽ được đánh giá trên các tiêu chí như chỉ tiêu an toàn về cơ lý, chỉ tiêu an toàn về nồng độ hợp chất độc hại (sơn, vải may, nhựa, kim loại..), nồng độ giới hạn của formaldehyde và amin thơm... Ngoài ra, mặt hàng đồ trang sức dành cho trẻ em cũng không nằm ngoài danh mục đồ chơi trẻ em.
Được biết, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về quy định mới đồng thời gửi hướng dẫn về việc dán tem hợp quy tới các tổ chức, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lớn cách đây vài tháng.
Tuy quy định đã được ban hành nhưng tại các tỉnh, thành phố vẫn không được thực hiện, các đơn vị được giao nhiệm vụ tại cơ sở như Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng... vẫn "án binh bất động". Chính điều này đã dẫn tới một thực tế là đồ chơi trẻ em ngoài quy chuẩn vẫn được bầy bán công khai trên thị trường mà không phải chịu bất cứ hình thức xử lý nào từ phía các cơ quan chức năng.
Theo Vietnam+