Vào hè, các dịch vụ làm chống nóng mũ bảo hiểm nở rộ trên nhiều nẻo đường TP.Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn "công nghệ" đó thế nào, có phá vỡ kết cấu mũ bảo hiểm hay không...?
Tại ngã tư Trần Hưng Đạo và Bà Triệu (Hà Nội), cửa hàng dịch vụ sửa mũ bảo hiểm khá bắt mắt với ba chữ "làm chống nóng" đã được ghi rõ ràng trên bảng trắng. Chủ nhân cửa hàng quảng cáo rằng chỉ cần 20 phút sau sẽ có ngay chiếc mũ chống nóng, đảm bảo kỹ thuật, vừa đầu... anh ta dùng dao cạy bỏ lớp xốp ra khỏi mũ.Tiếp đó, anh ta khoan 6 lỗ cân xứng lên vỏ nhựa của mũ. Dùng dây dù đen cắt các lỗ và đốt bằng bật lửa để khỏi tuột sợi làm móc, vít đinh tán vào thành mũ. Chỉ trong nháy mắt, sáu chiếc móc bằng dây dù đã được hoàn thành. Các sợi dây dùng làm dây chằng giữ đầu được đo, cắt và lồng vào lòng mũ. Các sợi dây này giữ khoảng cách với đáy mũ tầm 2cm. Để chống va đập và lắc mũ bảo hiểm, một vành đai cũng bằng dây dù đen đã được thợ xuyên quanh các móc nối.
Theo chủ cửa hàng này, hiện nay người làm chống nóng mũ bảo hiểm khá nhiều. Đối tượng làm chống nóng chủ yếu là thanh niên, xe ôm và những người phải thường xuyên đội mũ bảo hiểm.
Không còn là mũ bảo hiểm
Các kỹ sư Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1) khẳng định đây không còn là mũ bảo hiểm mà chỉ là chiếc mũ nhựa (dù nhìn bề ngoài giống mũ bảo hộ lao động)
KS Bùi Cao Vũ, chuyên gia mũ bảo hiểm thuộc Quatest 1 cho biết: "Chiếc mũ đã bị phá vỡ kết cấu chính là lớp xốp. Đồng thời nó cũng không phải là mũ bảo hộ lao động. Vì mũ bảo hộ có quy định riêng là lớp vỏ rất an toàn. Nếu xảy ra va đập, người đội mũ không những nguy hiểm vì không được cản lực mà còn nguy cơ vỏ mũ bị vỡ đâm vào đầu gây tai nạn".
Còn KS Nguyễn Cảnh Tời, giám đốc Quatest 1 cho biết thêm, mũ này không có chức năng bảo hiểm khi tham gia giao thông và sẽ bị phạt nếu công an phát hiện ra. Đồng thời, các nhà sản xuất có thể kiện vì làm mất uy tín, nhất là khi có cơ sự xảy ra, các địa chỉ làm cải biên mũ bảo hiểm cũng có thể bị bắt và phạt.
KS Tời đưa ra lời khuyên: Dù cảnh sát giao thông có phát hiện ra chiếc mũ cải biên này hay không thì trước hết vì ý thức bảo vệ tính mạng của mình, người dân nên nâng cao ý thức, không làm sai thiết kế của nhà sản xuất đồng thời các cơ quan có thẩm quyền nên cấm các cơ sở làm chống nóng kiểu này.
Theo:Khoa học và đời sống
Tại ngã tư Trần Hưng Đạo và Bà Triệu (Hà Nội), cửa hàng dịch vụ sửa mũ bảo hiểm khá bắt mắt với ba chữ "làm chống nóng" đã được ghi rõ ràng trên bảng trắng. Chủ nhân cửa hàng quảng cáo rằng chỉ cần 20 phút sau sẽ có ngay chiếc mũ chống nóng, đảm bảo kỹ thuật, vừa đầu... anh ta dùng dao cạy bỏ lớp xốp ra khỏi mũ.Tiếp đó, anh ta khoan 6 lỗ cân xứng lên vỏ nhựa của mũ. Dùng dây dù đen cắt các lỗ và đốt bằng bật lửa để khỏi tuột sợi làm móc, vít đinh tán vào thành mũ. Chỉ trong nháy mắt, sáu chiếc móc bằng dây dù đã được hoàn thành. Các sợi dây dùng làm dây chằng giữ đầu được đo, cắt và lồng vào lòng mũ. Các sợi dây này giữ khoảng cách với đáy mũ tầm 2cm. Để chống va đập và lắc mũ bảo hiểm, một vành đai cũng bằng dây dù đen đã được thợ xuyên quanh các móc nối.
Theo chủ cửa hàng này, hiện nay người làm chống nóng mũ bảo hiểm khá nhiều. Đối tượng làm chống nóng chủ yếu là thanh niên, xe ôm và những người phải thường xuyên đội mũ bảo hiểm.
Không còn là mũ bảo hiểm
Các kỹ sư Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1) khẳng định đây không còn là mũ bảo hiểm mà chỉ là chiếc mũ nhựa (dù nhìn bề ngoài giống mũ bảo hộ lao động)
KS Bùi Cao Vũ, chuyên gia mũ bảo hiểm thuộc Quatest 1 cho biết: "Chiếc mũ đã bị phá vỡ kết cấu chính là lớp xốp. Đồng thời nó cũng không phải là mũ bảo hộ lao động. Vì mũ bảo hộ có quy định riêng là lớp vỏ rất an toàn. Nếu xảy ra va đập, người đội mũ không những nguy hiểm vì không được cản lực mà còn nguy cơ vỏ mũ bị vỡ đâm vào đầu gây tai nạn".
Còn KS Nguyễn Cảnh Tời, giám đốc Quatest 1 cho biết thêm, mũ này không có chức năng bảo hiểm khi tham gia giao thông và sẽ bị phạt nếu công an phát hiện ra. Đồng thời, các nhà sản xuất có thể kiện vì làm mất uy tín, nhất là khi có cơ sự xảy ra, các địa chỉ làm cải biên mũ bảo hiểm cũng có thể bị bắt và phạt.
KS Tời đưa ra lời khuyên: Dù cảnh sát giao thông có phát hiện ra chiếc mũ cải biên này hay không thì trước hết vì ý thức bảo vệ tính mạng của mình, người dân nên nâng cao ý thức, không làm sai thiết kế của nhà sản xuất đồng thời các cơ quan có thẩm quyền nên cấm các cơ sở làm chống nóng kiểu này.
Theo:Khoa học và đời sống